| Hotline: 0983.970.780

'Để mặc người trẻ nhiễm bệnh, cách ly người có nguy cơ'

Chủ Nhật 12/04/2020 , 08:19 (GMT+7)

Đó là "sáng kiến" của một nhà khoa học Đức khi quốc gia này đang tìm kiếm giải pháp chấm dứt chuỗi ngày phong tỏa để kìm chế Covid-19.

Giáo sư Alexander Kekulé, người đứng đầu lĩnh vực vi trùng học tại Đại học Halle, tiếp tục ủng hộ kế hoạch 'miễn dịch cộng đồng'. Ảnh minh họa: Telegraph.

Giáo sư Alexander Kekulé, người đứng đầu lĩnh vực vi trùng học tại Đại học Halle, tiếp tục ủng hộ kế hoạch "miễn dịch cộng đồng". Ảnh minh họa: Telegraph.

“Những người dưới 50 tuổi rất, rất khó có khả năng chết hoặc bệnh nặng do virus Corona”, ông nói. “Chúng ta phải để cho họ bị nhiễm bệnh để phát triển khả năng miễn dịch”, Giáo sư Alexander Kekulé, người đứng đầu lĩnh vực vi trùng học tại Đại học Halle, nói.

"Việc phong tỏa có nguy cơ xảy ra quá lâu và gây ra nhiều thiệt hại hơn cả virus", ông phân tích.

Giáo sư Alexander Kekulé từng cảnh báo virus sắp sửa nhấn chìm châu Âu và công khai kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel bắt đầu sàng lọc du khách quốc tế ngay từ tháng Một.

Nhưng bây giờ ông tin rằng việc phong tỏa có nguy cơ xảy ra quá lâu, và vạch ra kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa một cách an toàn.

“Không thể ngồi chờ có vắc xin”, Giáo sư Kekulé nói với tờ Telegraph. “Vắc xin có nhanh nhất cũng mất 6 tháng. Dựa trên kinh nghiệm, tôi cho rằng thực tế phải mất gần một năm. Chúng tôi không thể chịu phong tỏa trong vòng 6-12 tháng. Nếu chúng tôi làm điều đó thì xã hội và văn hóa Đức sẽ bị hủy hoại”.

Giáo sư Kekulé cảm thấy bất lực do khủng hoảng virus Corona ở Đức. Ngay từ ngày 22/1, ông đã kêu gọi xét nghiệm kiểm tra du khách tại các sân bay và biên giới. Ông xuất hiện trên truyền hình quốc gia, nhưng những lời cảnh báo của ông không được ai để ý. 

“Nếu bắt đầu xét nghiệm và theo dõi các chuỗi lây lan vào tháng Một, chúng tôi có thể đã ngăn chặn dịch bệnh mà không cần phải dùng đến phong tỏa”, ông nói. “Nếu bạn có thể tìm được người nhiễm vào thời điểm chỉ có 20 mắc virus, bạn có thể ngăn chặn dịch bệnh. Nhưng đến lúc này, khi có 400 người nhiễm, thì không có cơ hội nào cả”.

Đến tháng Ba, khi virus lan rộng ra toàn nước Đức, ông từng kêu gọi đóng cửa biên giới và các trường học.

“Ở giai đoạn đó, phong tỏa là lựa chọn duy nhất để kìm hãm virus và ngăn ngừa các bệnh viện bị áp sụp”, ông nói. “Tuy nhiên, bây giờ chúng ta phải xem xét khả năng phong tỏa lâu có thể gây hại nhiều hơn dịch bệnh”.

Thủ tướng Angela Merkel đã làm tan vỡ hy vọng việc phong tỏa có thể sớm kết thúc bất cứ lúc nào. Bà tuyên bố với người Đức trong tuần này: “Hiện tại không được liều lĩnh. Không thể nhanh chóng phá hủy những gì chúng ta đạt được”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: RT.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: RT.

Không phải lần đầu tiên trong cuộc khủng hoảng này, Giáo sư Kekulé thấy mình ở phía đối diện với lập luận từ bà Merkel. Khi ông thúc giục chính phủ của bà tăng hành động ứng phó với virus vào tháng Một, bà đã chọn cách chờ xem.

Bây giờ, ông lập luận phong tỏa có thể được gỡ bỏ một cách an toàn bằng cách làm theo kế hoạch ba điểm đơn giản.

Đầu tiên, ông nói, người già và những người mắc bệnh từ trước, những người dễ bị nhiễm virus nhất phải được ở riêng.

“Phải thuyết phục họ ở nhà, và điều đó có nghĩa là chúng ta phải tìm cách khiến họ chịu đựng được, chẳng hạn như các ứng dụng cho phép họ mua sắm hay tiếp tục cuộc sống xã hội”, ông phân tích.

“Nếu họ quyết tâm ra ngoài, tốt thôi - nhưng họ phải đeo khẩu trang FFP đủ tiêu chuẩn y tế”, giáo sư Kekulé bổ sung.

Điều đó đưa đến điểm thứ hai trong kế hoạch, một bước chuyển từ giãn cách xã hội sang điều mà ông gọi là "giãn cách thông minh".

“Chúng ta cần phải thích nghi với tình huống. Chẳng hạn, một nhân viên thu ngân tại quầy thanh toán siêu thị có nguy cơ nhiễm bệnh cả ngày. Anh ta cần đeo khẩu trang cũng như vệ sinh đúng cách. Tài xế taxi cần học cách không chạm vào mặt mình sau khi cầm tiền”.

“Về cơ bản, tất cả chúng ta cần phải làm quen với việc đeo khẩu trang”, Giáo sư Kekulé nói. “Nếu bạn nhìn vào Hồng Kông, họ đã tránh được một vụ dịch lớn ở đó dù họ rất gần với Quảng Đông ở Trung Quốc đại lục, nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những điểm khác biệt chính là họ bắt đầu đeo khẩu trang từ sớm”.

Một khẩu trang phẫu thuật thông thường là đủ cho những người không đặc biệt dễ bị tổn thương, ông nói, và không cần phải đeo trong khi đi dạo. “Trong một môi trường ngoài trời, khẩu trang không có hiệu quả. Nhưng trong bất kỳ nơi nào trong nhà khi có người khác ở cùng, tất cả chúng ta đều nên đeo chúng”.

Ông thậm chí còn đưa ra một khẩu hiệu để thuyết phục mọi người, ‘Kein Held ohne Maske’, có nghĩa là: "Hãy là một siêu anh hùng đeo khẩu trang".

Thứ ba, và là điểm gây tranh cãi nhất, Giáo sư Kekulé nói rằng chúng ta phải để những người trẻ tuổi nhiễm virus.

“Những người dưới 50 tuổi rất, rất khó có khả năng chết hoặc bệnh nặng do virus Corona”, ông nói. “Chúng ta phải để cho họ bị nhiễm bệnh để phát triển khả năng miễn dịch”.

Về cơ bản, đây là sự trở lại với kế hoạch "miễn dịch cộng đồng" từng được Anh ủng hộ và bị coi là mất uy tín. Nhưng giáo sư Kekulé lập luận rằng một khi dịch bệnh đã được kiểm soát và bệnh viện không còn quá tải, có thể thực hiện điều này.

"Trẻ em ít có nguy cơ nhất nên có thể dỡ bỏ phong tỏa tại các trường học và mẫu giáo trước", ông nói - một kế hoạch đã được Đan Mạch áp dụng, dự định mở lại trường học sau lễ Phục sinh.

Đức đã giành được sự khen ngợi khi thực hiện xét nghiệm nhiều hơn các nước châu Âu khác, khoảng 100.000 xét nghiệm/ngày, nhưng Giáo sư Kekulé nói rằng điều đó là không đủ. Ông nói rằng số lượng xét nghiệm hàng ngày cần phải được nâng lên 500.000.

Ông thừa nhận rằng có một số người trẻ tuổi bị bệnh nặng và chết vì virus Corona. “Những gì xảy ra trong các trường hợp này là do hệ thống miễn dịch của họ phản ứng thái quá, sau đó tấn công cơ thể của chính họ”, ông cho biết.

Cán bộ y tế Đức trình diễn thử nghiệm tại một trung tâm xét nghiệm virus Corona cho nhân viên dịch vụ công cộng, trong buổi thuyết trình truyền thông tại Munich, Đức, ngày 23/3/2020. Ảnh: AP.

Cán bộ y tế Đức trình diễn thử nghiệm tại một trung tâm xét nghiệm virus Corona cho nhân viên dịch vụ công cộng, trong buổi thuyết trình truyền thông tại Munich, Đức, ngày 23/3/2020. Ảnh: AP.

“Nhưng điều này chỉ xảy ra với một số lượng rất ít người. Tôi biết nghe có vẻ vô tâm nhưng chúng ta có thể phải sống cùng những cái chết này”, giáo sư Kekulé phân trần.

“Miễn dịch cộng đồng là một lựa chọn duy nhất của chúng ta bây giờ. Không thể đợi có vắc xin. Chúng ta phải tìm cách chung sống với virus này”.

(Theo Telegraph)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm