| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị xử lý lãnh đạo địa phương không báo cáo các vụ phá rừng

Thứ Tư 23/02/2022 , 10:42 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đề nghị xử lý đối với Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim vì không lập hồ sơ, báo cáo về các vụ phá rừng nghiêm trọng trên địa bàn.

Ngày 23/2, liên quan các vụ phá rừng thời gian qua, Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xem xét, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim vì địa phương xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng nhưng lãnh đạo xã này không lập hồ sơ xử lý, không báo cáo vụ việc.

Trước đó, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xử lý trách nhiệm đối với 3 chủ tịch xã kiêm trưởng ban lâm nghiệp cấp xã gồm: xã Phi Liêng, xã Đạ Long (huyện Đam Rông) và xã Đạ Sar (Lạc Dương).

Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND huyện Lạc Dương xem xét, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim vì không lập hồ sơ, báo cáo các vụ phá rừng trên địa bàn. Ảnh: C.T.

Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND huyện Lạc Dương xem xét, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND xã Đạ Nhim vì không lập hồ sơ, báo cáo các vụ phá rừng trên địa bàn. Ảnh: C.T.

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà liên tục xảy ra các vụ phá rừng. Trong đó, tại huyện Lạc Dương xảy ra 59 vụ vi phạm gây thiệt hại 455m3 gỗ, 4,3ha rừng bị phá; tại huyện Đam Rông xảy ra 72 vụ vi phạm nhưng chỉ có 36 vụ xác định được đối tượng vi phạm; tại huyện Lâm Hà xảy ra 41 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 460 triệu đồng, xử lý hình sự 6 vụ.

Theo nhận định, diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý bảo vệ lớn, nằm tiếp giáp nhiều huyện trong và ngoài tỉnh nên khó quản lý.

Năm 2021, huyện Lạc Dương xảy ra 59 vụ vi phạm lâm luật gây thiệt hại 455m3 gỗ, 4,3ha rừng bị phá. Ảnh: C.T.

Năm 2021, huyện Lạc Dương xảy ra 59 vụ vi phạm lâm luật gây thiệt hại 455m3 gỗ, 4,3ha rừng bị phá. Ảnh: C.T.

Hơn nữa, dân số phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế khó khăn và hiểu biết pháp luật còn hạn chế đã dẫn tới tình trạng xâm lấn đất rừng. Nhiều vụ phá rừng phức tạp, các đối tượng hoạt động tinh vi như ken gốc đổ hóa chất làm cây chết nên khó khăn trong việc phát hiện, xử lý.

Để xảy ra các vụ vi phạm ở địa bàn 3 huyện trên, các đơn vị chủ rừng đã kiểm điểm, kỷ luật các cá nhân ở các ban quản lý rừng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.