| Hotline: 0983.970.780

Để rừng lim trăm năm xanh mãi

Thứ Ba 05/11/2019 , 08:37 (GMT+7)

Để bảo tồn và phát triển cây lim xanh bản địa quý hiếm, HĐND huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã ra hẳn một nghị quyết. Những nỗ lực bảo tồn hàng trăm hecta lim tại Như Thanh khiến chúng tôi tò mò, vào cuộc tìm hiểu.

“Kỳ nhân” trấn giữ rừng lim

Ông Lê Huy Thục, hiện đang sinh sống tại thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh là cư dân vùng biển Sầm Sơn (Thanh Hóa). Năm 1962, gia đình ông lên vùng kinh tế mới huyện Như Thanh để làm ăn. Thời điểm đó, gần như toàn bộ huyện miền núi này đều hoang vu, rừng ở khắp nơi, ngay sau nhà dân; muông thú nhiều vô kể. Cây rừng bản địa quý nhất ở đây là lim xanh.

16-47-51_1_1
“Kỳ nhân” Lê Huy Thục bên một cây lim có tuổi đời trên 20 năm

“Thời điểm trước 1986, lim ở đây nhiều vô kể; có những cây đường kính phải lên đến trên 1,5m. Thế nhưng, cùng với thời gian và nhu cầu cuộc sống, rừng lim đã giảm dần. Giờ thì chỉ còn lại rừng lim tái sinh”, ông Thục cho biết.

Năm 1997, gia đình ông Thục nhận khoanh nuôi bảo vệ 13ha rừng tại thôn Thanh Quang, trong số này có 10ha rừng lim tái sinh. Thời điểm đó, số cây lim già cho hạt trên toàn bộ diện tích nhận khoanh nuôi bảo vệ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Nhận rừng, vợ chồng ông hết sức trăn trở bởi nếu chỉ nhìn vào mấy sào ruộng thì lấy gì cho con cái ăn học? Trong khi đó, dưới tán rừng lim tái sinh, lâm sản phụ hầu như không có.

“Nhà đông con, lại chỉ được 2 sào ruộng, chiêm khê, mùa thối; cuộc sống không đến nỗi đứt bữa nhưng hết sức khó khăn. Tôi bàn với vợ, người lo sản xuất nuôi con cái; người vào ở hẳn trong rừng trồng cây, gây rừng. Bởi tôi luôn tâm niệm, trời sẽ không phụ công người. Những ngày đầu vất vả lắm, ngoài việc bứng những cây lim nhỏ trong rừng để trồng vào chỗ trống tôi còn phải đi mua thêm ở các huyện lân cận. Vậy mà đã được hơn 20 năm rồi, nay rừng lim đã có những cây to bằng chiếc phích nước cỡ lớn”.

Ông Thục cười hiền, giải thích: “Trồng cây lim phải mất cả 50 - 60 năm, thậm chí cả trăm năm gỗ mới thành thục. Trên dưới 20 năm mà to như cái phích nước cũng là nhanh lắm rồi đấy”.

Thấy ông Thục “đâm đầu” vào trồng lim, nhiều người dân thôn Thanh Quang dè bỉu. Ai cũng chê vợ chồng ông dại, vì sao không chặt lim trồng những loại cây khác nhanh thu hoạch hơn.

Ông Thục vẫn “bảo thủ”: “Ngày ấy khó khăn lắm; công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng chưa chặt như bây giờ. Vì thế, nhà nhà lấn rừng làm rẫy, chặt rừng trồng keo. Trong số hàng chục hộ nhận bảo vệ rừng của xã hiện nay chỉ còn 3 hộ vẫn giữ được rừng lim xanh tái sinh. Vợ chồng, con cái tôi sống chật vật nhưng vẫn kiên quyết không phá rừng, làm giàu rừng bằng việc bảo vệ và xen dặm thêm cây lim xanh”.

Có lần, vì phát sẻ cây dại trong rừng, ông Thục vô tình làm “lộ” đường vào khu vực có những cây lim xanh lớn. Lần ấy, gia đình ông ai cũng rầu rĩ khi chứng kiến một cây lim có đường kính hơn 50 cm bị chặt hạ, hiện trường chỉ còn lại gốc và cành ngọn. Xót xa như mất đi chính người thân, ông mất ăn mất ngủ mấy ngày liền. Vậy là từ đó, ông Thục quyết định không phát rừng cây bụi rậm nữa. Theo ông Thục, những cây lim mới trồng cũng cần khoảng 10 - 15 năm sống dưới tán rừng, cần được che bóng nếu không sẽ phát triển kém.

16-47-51_4
Rừng lim xanh được bảo tồn tại Vườn Quốc gia Bến En và huyện Hà Trung.

Con cái ông Thục, người nào cũng có cho riêng mình một khoảnh rừng để trồng keo ổn định cuộc sống. Nhưng hai vợ chồng vẫn ở trong căn nhà gỗ lim được làm từ khi mới lên đây. Biết tính ông bà, các con cái không đứa nào bàn đến chuyện phá rừng lim để trồng keo.
 

Chính quyền vào cuộc bảo vệ rừng lim xanh

Năm 2016, gia đình ông Thục được UBND huyện mời họp để triển khai công tác bảo tồn rừng lim xanh quý hiếm. Đó cũng là lần đầu tiên gia đình ông được chính quyền địa phương động viên, khuyến khích trong việc bảo tồn loài cây bản địa quý hiếm này. Nhưng cũng phải kể, từ trước đó, chính quyền huyện Như Thanh và UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách bảo tồn các loài cây bản địa. Hội đồng Nhân dân huyện Như Thanh còn ra hẳn một nghị quyết về bảo tồn, phát triển rừng lim. Sự nỗ lực của Hạt Kiểm lâm huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ rừng cùng nhân dân bảo tồn và phát triển rừng lim xanh quý hiếm.

Ông Nguyễn Văn Bảo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Như Thanh cho biết, ý thức của người dân về bảo vệ rừng đã ngày càng được nâng cao; bảo vệ rừng thực sự trở thành nhiệm vụ tối quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để những người sống dựa vào rừng bảo vệ rừng tốt thì không có cách nào hơn việc gắn lợi ích của họ với rừng. Nhưng làm thế nào để người giữ rừng không bị rơi vào tình cảnh khốn khó khi chủ trương đóng cửa rừng được thực hiện rất nghiêm ngặt?

“Huyện Như Thanh đã trích ngân sách hỗ trợ người bảo vệ rừng lim với số tiền 500 nghìn đồng/ha/năm và 1 triệu đồng/ha/năm đối với các hộ dân trồng mới rừng lim. Tuy đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng đã góp phần cổ vũ, động viên người dân giữ rừng. Đến nay, theo dự án này, toàn huyện đã có 60ha rừng lim tái sinh và trồng mới được hỗ trợ. Ngoài ra, rừng tại Như Thanh còn được làm giàu bằng một số loài gỗ khác như dổi, trẩu…”.

16-47-51_5
Dự án bảo tồn, phát triển rừng lim xanh tại Thanh Hóa đang tiến triển tốt.
Nhìn những cánh rừng lim xanh được phục tráng, bảo vệ ở xứ Thanh, chúng tôi lại chợt nghĩ về lời bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sỹ Trần Long Ẩn: “Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người…”. Quả thực, những cánh rừng lim bản địa nơi đây có sức cuốn hút lạ thường, nó tựa hồ đời sống một con người, luôn chắt chiu để tạo ra những điều kỳ diệu nhất cho cuộc sống.

Tại Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Bến En là đơn vị hiện sở hữu diện tích rừng lim xanh lớn nhất. Theo thống kê, hiện vườn có 300ha rừng lim tập trung nhưng cũng chủ yếu là rừng tái sinh.

Từ năm 2011 đến nay, từ dự án Vì một Việt Nam xanh do Canon Việt nam tài trợ, Vườn Quốc gia Bến En đã trồng được 150ha rừng lim xanh.

Ngoài ra, dự án trồng rừng thay thế, trồng rừng cải tạo sau trồng keo hiện cũng đã trồng được gần 60ha.

Ông Nguyễn Quang Sỹ, Trưởng phòng Kế hoạch Hợp tác Quốc tế Vườn Quốc gia Bến En đưa chúng tôi đi xem rừng lim mới trồng được 3 năm.

Ông Sỹ cho biết, việc phục tráng, phục hồi rừng lim xanh được cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành lâm nghiệp hết sức quan tâm nhưng thực tế gặp nhiều khó khăn.

“Cũng dễ hiểu, nếu chủ rừng là người dân thì việc bảo tồn, phát triển rừng lim xanh là hết sức khó khăn. Chu kỳ cây lim thành thục phải mất cả trăm năm nên trong khoảng thời gian đó, người trồng rừng sẽ sống bằng gì?

Lim trồng 10 - 15 năm mới khép tán nhưng cây dưới tán lim lại kém phát triển. Vì thế, sinh kế cho người trồng, bảo tồn rừng lim là điều cần hết sức quan tâm.

Là chủ rừng Nhà nước, ngoài việc vận dụng nguồn ngân sách dự án, hỗ trợ của doanh nghiệp thì việc phục hồi rừng lim xanh còn là nhiệm vụ chính trị nữa. Điều đó có thể coi là một thuận lợi nhưng về căn cơ vẫn phải tạo ra được ý thức bảo vệ rừng từ bản thân mỗi người dân”.

Rời rừng lim Như Thanh, chúng tôi đến Hà Trung, nơi có trên gần 330ha rừng lim xanh, sến tại xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông lâu nay được giao cho các hộ dân khoanh nuôi bảo vệ.

Ông Nguyễn Ngọc Thảo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hà Trung cho hay, mặc dù chế độ chi trả cho các hộ bảo vệ những cánh rừng này không đáng kể nhưng công tác bảo vệ rất tốt.

Không những rừng lim, sến ở đây không bị xâm hại mà còn được bảo vệ, phát sẻ thường xuyên; công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện nghiêm. Người dân ở đây coi rừng lim, sến là báu vật “bất khả xâm phạm”.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.