| Hotline: 0983.970.780

Di thực thành công sâm đất Hoàng sin cô về Trạm Tấu

Thứ Hai 17/02/2020 , 11:01 (GMT+7)

Hoàng sin cô được mệnh danh là sâm đất có nguồn gốc ở vùng núi Tây Tạng (Trung Quốc) được di thực về trồng tại một số xã vùng cao tỉnh Yên Bái.

Cây sâm Hoàng sin cô.

Cây sâm Hoàng sin cô.

Năm 2019, sâm Hoàng sin cô được di thực trồng thành công ở vùng cao Trạm Tấu tỉnh Yên Bái…

Kỹ sư Phạm Tiến Thịnh, cán bộ kiểm lâm là người yêu rừng và say mê cây thuốc, hiện trong tay anh có hàng ngàn cây thuốc quý trong đó có hơn 30 loài trong sách đỏ Việt Nam đang được bảo vệ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Văn Yên, Yên Bái) đã mang giống về trao cho người bạn ở Hội nông dân Trạm Tấu giao cho hội viên trồng thử.

Nương trồng cây Hoàng sin cô của gia đình Chớ A Páo.

Nương trồng cây Hoàng sin cô của gia đình Chớ A Páo.

Người nhận trồng là Chớ A Páo, người bản Sáng Pao, xã Xà Hồ, hiện đang là Bí thư xã Bản Công, anh cho biết: Gia đình mình trồng trên đất nương ngô, độ cao 1.300m. Các anh ở Hội nông dân huyện cam kết nếu thu hoạch giá trị không được bằng ngô thì các anh ấy sẽ bù cho. Đây là cây trồng mới, không biết như thế nào, mình phải nói mãi vợ con mới nghe. Nhưng cũng phải trồng xen ngô, nếu cây Hoàng sin cô không có củ thì có ngô để ăn…

Theo Chớ A Páo cây Hoàng sin cô trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên, ngày 27/1/2019 gia đình anh nhận giống, bắt đầu trồng từ tháng 2 trên diện tích 5.000m2 đến tháng 12 thì thu hoạch. Khoảng cách trồng 60cm x 60cm, cây cao từ 2m trở lên, lá và hoa trông tựa lá cúc dại, củ gần giống củ khoai nhưng mập hơn. Củ to nặng hơn 1kg, trung bình 0,4 - 0,5kg/củ…

Năm đầu tiên trồng gia đình anh thu 1.700kg, bán với giá 8.000 đồng/kg thu được hơn chục triệu đồng. Ngoài ra bán giống cũng được gần 10 triệu. So với trồng ngô thì trồng sâm Hoàng sin cô cho thu nhập cao hơn, lá cây dùng để chăn nuôi lợn rất tốt…

Củ sâm Hoàng sin cô.

Củ sâm Hoàng sin cô.

Chớ A Páo cho biết thêm: Do năm đầu tiên trồng chưa có kinh nghiệm, lại thiếu phân bón, nên năng suất không cao, năm 2020 gia đình anh sẽ bón thêm phân gia súc để củ to bán được giá cao hơn. Theo anh Chớ, năm nay có thêm các hộ gia đình Chớ A Cớ, Chớ A Hảng cũng tham gia trồng, diện tích khoảng 1ha.

Anh cười bảo: Đây là cây trồng mới, bà con cũng muốn trồng, nhưng còn phải xem giá cả thị trường thế nào sợ trồng ra không bán được thì đổ đi đâu được?

Vụ thu hoạch tốt nhất từ tháng 11 - 12, giống nảy từ củ, nên một phần diện tích để làm giống sang tháng 1 năm sau họ mới nhổ.

Hoàng sin cô hay còn gọi là địa tàng thiên, thượng đẳng sâm, sâm yacon, khoai sâm đất. Có tác dụng giảm béo, hỗ trợ chữa tiểu đường, giải nhiệt cơ thể, làm mát gan, hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, hỗ trợ chữa trị bệnh ngoài da như: ghẻ lở, làm liền sẹo nhanh chóng…

Kỹ sư Phạm Tiến Thịnh cho hay, Cty TNHH Thạch Râu câu Long Hải  đã triển khai trồng và thu mua củ Hoàng sin cô trên vùng cao Bát Xát với khoảng 200ha dùng làm nước giải khát và chế biến các món ăn, nhưng số lượng chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Vì thế, Cty đang muốn mở rộng diện tích trồng ở vùng cao Yên Bái. Hiện tại chỉ một số ít hộ trồng sản lượng chưa đáng là bao, nên không đáng ngại…

Củ Hoàng sin cô chế biến ra nhiều món ăn như thạch, nước giải khát, bột ngũ cốc cho người tiểu đường, giúp hạ đường huyết…

Ngoài ra củ Hoàng sin cô dùng ăn sống, ninh xương, làm lẩu, thái làm các món nộm.

Chớ A Páo (áo kẻ ca rô) kiểm tra củ cây Hoàng sin cô.

Chớ A Páo (áo kẻ ca rô) kiểm tra củ cây Hoàng sin cô.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm