| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh trên tôm sú ở Long An

Thứ Tư 03/03/2010 , 10:19 (GMT+7)

Theo khung thời vụ khuyến cáo nuôi tôm năm 2010 của Sở Nông nghiệp và PTNT Long An thì vụ thả tôm chính của tỉnh đã bắt đầu cách đây khoảng 1,5 tháng. Đến nay toàn tỉnh đã xuống giống khoảng 2.017 ha, trong đó Cần Đước 1.270 ha, Cần Giuộc 350 ha, Châu Thành 360 ha và Tân Trụ 37 ha.

Tuy nhiên, dịch bệnh đốm trắng cũng đã xuất hiện và lây lan khá nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân, diện tích thiệt hại khoảng 744 ha chiếm 36,8% diện tích đã thả giống. Thiệt hại nặng nhất ở các xã Tân Chánh, Tân Ân huyện Cần Đước, xã Phước Vĩnh Tây huyện Cần Giuộc.

Trước tình hình đó, ngày 27/02/2010, Sở Nông nghiệp và PTNT Long An đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị trực thuộc có quản lý thủy sản nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, đề xuất các giải pháp thiết thực. Theo nhận định ban đầu nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt chủ yếu do bệnh đốm trắng ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi. Ngoài ra còn có một số yếu tố tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Đó là điều kiện thời tiết không thuận lợi đặc biệt nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn. Hệ thống công trình ao nuôi hầu như không đảm bảo: không ao lắng, bờ ao không giữ nước nên phải cấp nước thường xuyên. Hệ thống kênh mương cấp thoát nước đã bị bồi lắng theo thời gian, không cung cấp đủ nước cho vùng nuôi. Đặc biệt khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu đốm trắng, chết, người dân tự tiện rút cống xả ra kênh, không áp dụng một biện pháp xử lý nào để tiêu diệt mầm bệnh trong ao. Do đó, tình hình dịch bệnh hiện vẫn tiến triển rất nhanh chóng.

Giải pháp trước mắt hiện nay là thành lập tổ tư vấn kỹ thuật đặt tại vùng nuôi để thông tin, tuyên truyền, tư vấn cho người dân các biện pháp kỹ thuật xử lý ao đầm nuôi khi có nghi ngờ bệnh đốm trắng nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh, tăng cường quản lý, chăm sóc đối với ao tôm đang nuôi. Về lâu dài, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng nuôi tôm; vận động người dân thành lập các tổ hợp tác để cùng nhau quản lý vùng nuôi.

Xem thêm
Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.