Hiện nay đã có rất nhiều giống địa lan có màu sắc đẹp, bông to và dễ trồng được nhập khẩu hoặc lai tạo trong nước. Điều kiện đầu tiên để quyết động trồng địa lan là nhiệt độ. Nói chung địa lan ưa nhiệt độ mát, các loài gốc Đài Loan hay Thái Lan thường chỉ ra hoa ở nhiệt độ dưới 200C. Vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở cao nguyên miền Trung và nhiều tỉnh miền Bắc. Để che nắng cần làm giàn che để hạn chế bớt việc chiếu sáng.
Mật độ trồng nên vào khoảng 3-5 cây/1m2. Để kịp ra hoa trước Tết Nguyên Đán cần tính toán thời gian thích hợp tùy từng giống để tách chiết. Thường trồng địa lan vào mùa mưa. Nên chọn giống địa lan tím hột hay giống xanh thơm. Giống tím hột lá dài 70-75cm, cành dài 120-130cm, khoảng 20 hoa trên cành, đường kính hoa nở đầy đủ là trên 30cm. Giống xanh thơm hơn 80cm, cành dài hơn 140cm, khoảng 16 hoa trên cành, đường kính hoa khoảng quá 30cm.
Ngoài giống này còn có thể trồng các giống địa lan Vàng hải, Hồng bẹt, Trắng chấm... Khi trồng mới nên dùng phân NPK bón qua lá, có thể pha lấy (tỷ lệ 30:11:10; 20:20:20) hay mua sẵn loại Grow More. Những năm trồng sau dùng nồng độ NPK 6:30:30 hay 15:20:25, tưới 10 ngày một lần. Cũng có thể dùng các phân hữu cơ như khô dầu, phân dơi, phân hữu cơ vi sinh phân hủy từ rác...
Không dùng phân từ than bùn. Để phòng trừ sâu bệnh nên có sẵn các thuốc như Topsin M, Zibel, Rovral, Aliette...Xem cách sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm. Hiệu quả rất cao vì mỗi cành bán được vài chục nghìn đồng và mỗi chậu khoảng trên 1 triệu đồng. Khi sản xuất lớn cần liên hệ với các đơn vị xuất khẩu địa lan. Để có giống nhiều và rẻ cần liên hệ với các cơ sở nuôi cấy mô của các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu Sinh học hoặc các Sở NN&PTNT