| Hotline: 0983.970.780

Định hướng nghề còn hạn chế?

Thứ Năm 15/03/2012 , 09:50 (GMT+7)

Thực tế, cho đến nay, vẫn còn một bộ phận LĐNT rơi vào bế tắc khi xác định nghề nghiệp, việc làm…

Ông Lê Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo viên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH)

Không chỉ khi đề án 1956 đi vào đời sống, mà trước đó đã có nhiều chương trình, đề án đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT). Song thực tế đến nay một bộ phận LĐNT rơi vào bế tắc khi xác định nghề nghiệp, việc làm…

>> Nhạc gì cũng nhảy
>> Bài 1: Ruộng đồng con gửi... cha cày

Ông Lê Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo viên (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH) trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, trong công tác dạy nghề cho LĐNT, giáo viên là một trong những khâu quan trọng nhất. Đến thời điểm này, chúng ta đã trang bị gì cho đội ngũ này?

Từ lâu, chúng tôi đã xác định phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề phải là khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy nghề. Trên thực tế, cơ sở vật chất có thể mua được, chương trình học có thể nhập khẩu được, nhưng giáo viên phải được đào tạo và không thể hoàn chỉnh trong ngày một ngày hai.

Nhận thức được điều đó chúng ta đã đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Năm 2011 chúng ta đã triển khai được nhiều công việc như xây dựng chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên đạt các chuẩn về chuyên môn (trình độ đào tạo, tay nghề, nghiệp vụ sư phạm).

Trong đó, chuẩn về chuyên môn sẽ bắt đầu từ việc tuyển sinh các học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường nghề để đào tạo thành giáo viên, đào tạo thêm kỹ năng nghề. Về nghiệp vụ sư phạm, chúng ta sẽ hoàn thiện mạng lưới các trường cao đẳng nghề có hệ sư phạm, khoa sư phạm để hoàn thiện đội ngũ. Về xây dựng chương trình, trước khi xây dựng chương trình chúng ta đã xây dựng thông tư về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề; từ chuẩn này có hướng dẫn các đơn vị đánh giá, xếp loại làm cơ sở bồi dưỡng. Song song đó, sẽ xây dựng các chương trình kèm theo kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm…

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trước đây đã có, nay thêm yêu cầu đổi mới nên phải sắp xếp lại về thời lượng, nội dung để phù hợp hơn. Tổng cục Dạy nghề đã ban hành Thông tư 19/2011 quy định chương trình nghiệp vụ dạy nghề cho đối tượng là giáo viên dạy cao đẳng nghề và trung cấp nghề.

Chúng ta đã ban hành chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người dạy nghề, đến nay đã có chương trình tổng thể và các chương trình liên thông với nhau: Chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học 5 ngày cho người tham gia dạy nghề cho LĐNT, chương trình 160 tiết cho giáo viên sơ cấp dạy ở các trung tâm dạy nghề, chương trình theo Thông tư 19 được thay thế bởi Chương trình 742 năm 2005 với 400 tiết.

Thưa ông, để hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, chúng ta sẽ làm gì trong thời gian tới?

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, chúng ta đã xây dựng 30 trường và khoa sư phạm dạy nghề ở 4 trường đại học sư phạm kỹ thuật, 1 trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và 25 khoa sư phạm nghề ở các trường cao đẳng nghề. Hệ thống đào tạo giáo viên đã có mạng lưới chắc chắn, phân bố đều khắp các vùng miền. Hiện, điểm yếu của giáo viên dạy nghề ở hầu hết các khâu chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ sư phạm.

Về tay nghề, chúng ta giải quyết hạn chế bằng cách tuyển học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại ưu và “biến kỹ sư thành công nhân”. Về chương trình “biến kỹ sư thành công nhân”, năm 2010 chúng ta có 10 chương trình, tương đương 6 nghề, năm 2011 có 18 chương trình, tương đương 10 nghề.

Sau Quyết định 826 của Bộ LĐ-TB&XH về việc lựa chọn các trường đầu tư quốc tế và khu vực, ngoài việc lựa chọn và đào tạo giáo viên trong nước, chúng ta còn tổ chức tuyển, đưa giáo viên đi học ở nước ngoài về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Theo đó, năm 2011 xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo cho giáo viên nghề về chương trình khởi sự DN với mục tiêu dạy cho bà con nông dân và LĐNT bước ra từ đề án 1956.

Được học nghề rồi, họ sẽ có thêm kiến thức kinh doanh và khởi sự DN để có thể hình thành ý tưởng kinh doanh, có khát vọng làm giàu, hướng tới SX hàng hóa. Đây cũng là nỗ lực nhằm hiện thực hóa việc dạy nghề gắn với việc làm và nâng cao mức sống với mục tiêu ít nhất 80% người học nghề sử dụng được nghề mình đã học.

80% người học nghề sử dụng được nghề mình đã học, theo ông đây có phải là con số tham vọng?

Dựa trên những kết quả, thành tựu mà chúng ta đã đạt được cho đến thời điểm này, tôi tin đây là con số rất khả thi.

Nhưng có một thực tế là hiện nay một bộ phận không nhỏ LĐNT đang thất nghiệp và khâu định hướng nghề nghiệp của các ban ngành liên quan dành cho đối tượng này rất hạn chế?

Tôi không đồng ý với nhận định này. Cá nhân tôi thấy riêng công tác định hướng chọn nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn thời gian qua chúng ta triển khai rất tích cực. Chương trình giúp đỡ thanh niên lập nghiệp do Trung ương Đoàn TNCS HCM chủ trì đã tạo ra bước tiến đáng kể trong khâu chọn nghề, học nghề. Đề án 1956 cũng góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền định hướng học nghề cho thanh niên nông thôn thông qua công tác tuyên truyền tới tận thôn, xóm, xã, phường...

Vậy đâu là nguyên nhân chính tạo nên rào cản trong việc định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ thanh niên nông thôn?

Tôi nghĩ chúng ta vẫn quá nặng tâm lý bằng cấp. Xã hội vẫn sính bằng cấp. Thực tế là có không ít người tốt nghiệp đại học, không xin được việc làm đúng chuyên ngành, họ chán nản và quay lại theo học ở các trường nghề. Tồn tại này cũng một phần do công tác định hướng nghề nghiệp tại bậc phổ thông chúng ta làm chưa tốt.

Riêng đội ngũ thanh niên nông thôn, tôi nghĩ chúng ta phải bám sát chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Học gì, làm ở đâu và thu nhập bao nhiêu tiền? Nghĩa là, học nghề, định hướng nghề phải sát thực tế, phải khép kín từ đào tạo, thực hành, việc làm.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.