| Hotline: 0983.970.780

Độc chiêu rửa độc cá, gà trước khi ra chợ

Thứ Ba 10/03/2015 , 06:16 (GMT+7)

Mua gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp về thả vườn, bồi bổ bằng thóc, cám, gạo cả tháng, gà sạch thuốc, sạch thức ăn tăng trọng mới bán kiếm lời. Đó là kiểu “rửa gà” đang là mốt trong thời thực phẩm nhiễm bẩn.

Không chỉ gà, cá, vịt, lợn cũng đang được thực hiện cách làm trên. Tuy nhiên, mô hình này còn quá ít so với nhu cầu sử dụng.

Kiếm tiền triệu từ “rửa gà”

Trở về từ nước ngoài, anh Trương Quang Định (Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng) đang băn khoăn chưa biết tìm công việc gì phù hợp để làm ở Việt Nam thì hàng xóm nhà anh, một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, lại phải chuyển gấp do hết hợp đồng thuê đất. Sở thích nuôi gà, anh nhận chuyển nhượng luôn hơn 200 con gà với giá 65.000 đồng/kg tại thời điểm trước tết 1,5 tháng.

Dự định lúc đầu nuôi cho vui, nhưng sau, hàng xóm, người dân quanh khu vực Sở Dầu thấy anh nuôi bằng rau cỏ, thóc và cám, không dùng các loại thuốc tăng trọng nên ngày càng đặt nhiều. Đến 27 tết Ất Mùi, hơn 200 con gà anh nuôi đều có người đặt hết, ngay chính gia đình anh cũng chỉ còn 2 con gà để ăn.

rửa-gà, rửa-cá, thức-ăn-công-nghiệp, nuôi, thực-phẩm-sạch, Tết, kháng-sinh, ung-thư Gà được tẩy độc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

Anh Định chia sẻ: Lúc đầu định nuôi cho vui, nhưng đến Tết, mình thử gà thấy chắc thịt, lại yên tâm không thuốc tăng trọng, không bệnh dịch nên thấy rất thoải mái, không như đi mua ngoài chợ. Sau nhiều người biết mình “rửa gà”, cứ đến đặt 2-3 con. Có người mua 10 con ăn Tết. Từ khi mình mua gà tới lúc bán hầu như chúng không tăng cân, chỉ chắc con hơn. Gà trống, gà mái, trung bình 150.000 đồng/kg. Ngoài ăn chênh lệch giá, trừ tiền cám gạo mình cũng có tiền triệu ăn Tết.

Không “rửa gà” từ gà công nghiệp, anh Nguyễn Văn Núi (Thái Sơn, Kinh Môn, Hải Dương) lại làm sạch gà từ giống gà chân lùn và Tam Hoàng đang được rất nhiều bà con ở vùng nông thôn nuôi.

Anh Núi cho biết đã nuôi gà gần 20 năm nên rất hiểu trong quá trình nuôi, gà thường được uống kháng sinh Sulfamid giúp gà dự phòng và chống được bệnh tật. Kháng sinh này phổ rộng nên dự phòng và chữa nhiều bệnh như tụ huyết trùng, hen suyễn của gà... Điều nguy hiểm là khi gà đó được bán ra thì dù trong thịt vẫn có dinh dưỡng nhưng có chất độc, chất dẫn độc, kháng sinh... khi ăn chất này sẽ vào người, có nguy cơ gây ung thư.

“Chính vì thế, phải nuôi gà sạch trước khi ăn để gà tiết ra hết các chất độc này. Thường mình mua gà từ khoảng 2,5 tới 3kg, nuôi vài tháng tới 3-4 kg là bán được. Gà lúc đó vừa sạch, vừa ngon”, anh Núi nói.

Không chỉ vì chất lượng gà, anh Núi cũng cho biết, cách nuôi gà “cắt ngọn” này cũng hết sức kinh tế. “Giờ nuôi gà không thuốc cũng khó do nhiều dịch bệnh. Mình chỉ mua khi gà đã cứng và trưởng thành rồi thì nguy cơ mắc bệnh ít hơn. Hơn nữa, mình mua giá thấp khoảng 50.000-60.000 đồng/kg, khi bán là 100.000 đồng/kg cũng có lãi hơn là nuôi từ nhỏ. Thời gian xoay vòng vốn lại nhanh.

Sau những thắng lợi đầu tiên khi đưa gà sạch ra thị trường tết Ất Mùi vừa qua, cả anh Định và anh Núi đều cho biết sẽ áp dụng phương pháp này để làm kinh tế thời gian tới.

“Rửa cá” - nghề công phu

Không chỉ có gà nuôi theo kiểu công nghiệp với thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh, đến nay, rất nhiều nơi nuôi cá cũng đang sử dụng thức ăn công nghiệp để cá tăng trọng, nhanh lớn.

rửa-gà, rửa-cá, thức-ăn-công-nghiệp, nuôi, thực-phẩm-sạch, Tết, kháng-sinh, ung-thư
Những con cá to như thế này...

rửa-gà, rửa-cá, thức-ăn-công-nghiệp, nuôi, thực-phẩm-sạch, Tết, kháng-sinh, ung-thư Trước khoảng 1 tháng sẽ được chuyển sang ao khác, nuôi bằng thức ăn sạch trước khi đưa đi chế biến 

Anh Lã Trọng Tuấn (Gia Lộc, Hải Dương), một người đã làm nghề “rửa cá” 3 năm nay, kể rằng: Cá nuôi công nghiệp nhanh lớn, mỡ nhiều nhưng thịt mềm, tanh và trong thịt cá tất nhiên vẫn lưu các chất kích thích tăng trọng. “Tôi ở vùng chuyên cung cấp cá cho cả Hải Dương và thị trường Hà Nội, Thái Bình nên tôi biết”.

Để rửa cá, người nuôi phải có ao, đầm rộng. Có thể tận dụng nuôi nhiều loại cá để tận dụng các tầng nước khác nhau. Quan trọng là ao hồ phải có hệ thống thoát nước tốt. Chọn thời điểm cá trước khi bán ra ít nhất phải một tháng.

Tuy nhiên, anh Tuấn cũng chia sẻ thêm: “trong mô hình nuôi này chỉ lấy công làm lãi bằng hình thức bắt ốc bươu vàng cho cá ăn, cắt cỏ và bèo tấm. Cách làm này vừa giảm chi phí thức ăn vừa làm giảm dịch hại trên ruộng lúa. Nhờ đó mỗi mùng lưới có thể giảm được khoảng 2,5-3 triệu đồng tiền thức ăn.

Tuy nhiên, anh Tuấn cũng cho biết, rửa cá rất dễ thua lỗ do cá dễ chết nếu không có kĩ thuật đánh bắt, hoặc thay đổi gấp môi trường nước và thức ăn. Thông thường, cá nuôi công nghiệp sẽ được giữ ở ao cũ một thời gian, giảm thức ăn công nghiệp, thay thế dần bằng thức ăn tự nhiên, thường xuyên bắt cá vận động bằng cách đập nước, đi thuyển đập nước... rồi mới chuyển ao để “rửa”.

Không chỉ gà, cá, hiện nay, nhiều gia súc, gia cầm như vịt, lợn cũng đang được nhiều người nuôi sạch trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, hiện mô hình này vẫn còn rất ít, lợi nhuận kinh tế chưa thật cao thu hút nhiều người tham gia.

 

(VietNamNet)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm