| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo mô hình gà nòi ăn lá thuốc đinh lăng

Thứ Hai 07/11/2022 , 11:08 (GMT+7)

Chúng tôi phải luồn lách trên con đường đất nhỏ xuyên qua những vườn điều, cao su, khá lâu mới vào đến trại gà độc đáo của gia đình anh chị Thanh - Thảo.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi ở huyện biên giới Lộc Ninh, Bình Phước phát triển mạnh, đa dạng với nhiều mô hình, từ dê, gà, bò đến vịt ta, vịt xiêm. "Trong đó, giống gà nòi Bến Tre có nhiều đặc tính giống gà ta: ít bệnh, thịt thơm ngon, giá cao hơn, và có bao nhiêu lái thu mua hết bấy nhiêu”. Đó là chia sẻ của chị Đỗ Thị Thảo, sinh năm 1972, ở xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, Bình Phước, về mô hình gà nòi Bến Tre thả vườn của gia đình.

Theo chân anh Phan Quốc Oai, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thuận, luồn lách trên con đường đất nhỏ xuyên qua những vườn điều, cao su, khá lâu mới vào đến trại gà của gia đình anh chị Thanh - Thảo. Đàn gà nòi Bến Tre hơn 2 ngàn con cỡ 3 tháng tuổi, đang lao xao đuổi nhau, con này mổ con kia, tiếng kêu chí chóe. Thấy người lạ, chúng xô nhau vừa chạy nháo nhác vừa kêu quang quác.

Ngoài thức ăn là cám, ngô, đàn gà của gia đình chị Thảo còn ăn thảo dược là lá đinh lăng. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngoài thức ăn là cám, ngô, đàn gà của gia đình chị Thảo còn ăn thảo dược là lá đinh lăng. Ảnh: Hồng Thuỷ.

“Giống gà này nhạy cảm chứ không dễ gần như các giống gà khác, thấy người lạ nó sợ, bay loạn xạ. Bắt khó lắm, tối nó bay lên đậu kín cành điều ngủ. Cỡ này bắt đầu bán lai rai. Lái họ vào tận nơi lấy chứ không phải mang ra chợ như mấy giống gà nuôi trại khác. Lái mua vài chục con thì đi xe máy, lấy vài trăm thì đi ô tô. Khoảng 1 tháng là bán hết”, chị Thảo cho biết.

Khu vườn nuôi gà của gia đình chị Thảo rộng 1,5ha, vốn là vườn điều, những cây điều hơn chục năm tuổi, cành lá sum xuê. Ngoài ra, chị trồng khá nhiều cây đinh lăng. Đàn gà ngoài tự kiếm thức ăn trong vườn, chúng còn “vặt trụi” lá đinh lăng. Có lẽ do ăn lá đinh lăng mà gà của chị Thảo cho thịt thơm ngon hơn, được lái chuộng hơn? “Lá đinh lăng là vị thuốc, tốt cho người thì dĩ nhiên là cũng tốt cho gà chứ. Vừa giảm thức ăn, vừa giúp gà có sức đề kháng tốt hơn. Giống gà này chẳng khác gì gà ri, ăn lá, cỏ, trái điều, rồi bươi đất tìm côn trùng. Còn thức ăn thì chỉ có lúa, ngô, nên thịt rất chắc. Thêm nữa là gà không cắt mỏ, mẫu mã đẹp nên lái họ chuộng hơn”, anh Lê Văn Thanh, chồng chị Thảo nói.

Chị Thảo cho biết, do gà chất lượng nên lái đến tận nơi lấy, anh chị chưa bao giờ phải mang ra chợ bán. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Chị Thảo cho biết, do gà chất lượng nên lái đến tận nơi lấy, anh chị chưa bao giờ phải mang ra chợ bán. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngoài thức ăn tự nhiên ngoài vườn, anh Thanh cũng đầu tư một khu chuồng để úm gà con khá bài bản với nền rải vỏ trấu, máng ăn, uống tự động. Sau khi tiêm vắc xin đầy đủ, gà cứng cáp, anh mở cửa chuồng cho đàn gà tự do ra vào. “Lúc mưa gió, có nhóm chạy vào chuồng trú, nhóm rúc lùm cây, nhiều con chẳng thèm trú”, anh Thanh nói.

Chị Thảo cho biết, cách nuôi này khá nhàn, mỗi ngày cho gà ăn 3 lần vào buổi sáng, 14 giờ chiều và trước khi đàn gà đi ngủ. Thức ăn là cám trộn ngô nghiền, ngô hạt. “Ở đây cách xa khu dân cư, lại nuôi kiểu thả vườn, nên đàn gà rất ít bệnh. Tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Phần lớn gà chết là do mổ nhau chứ không phải bệnh dịch”, anh Thanh nói.

“Tại sao anh chị lại chọn nuôi giống gà này mà không phải các giống khác?”, tôi hỏi. “Tôi đã nuôi qua một số giống gà rồi, thấy giống gà nòi Bến Tre này có nhiều ưu điểm hơn so với các giống gà khác nuôi kiểu công nghiệp hay bán thả vườn. Mặc dù thời gian nuôi lâu hơn 1 chút, nhưng bù lại giống gà này rất khoẻ, thịt ngon, đầu ra, giá ổn định và nhỉnh hơn các giống gà khác nên nuôi giống này vẫn có lợi”, chị Thảo nói.

Gà của gia đình anh Thanh thả tự nhiên, chúng thường bay lên ngủ trên cành điều. Trong chuồng, anh cũng gác cây trên cao cho chúng bay lên đậu. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Gà của gia đình anh Thanh thả tự nhiên, chúng thường bay lên ngủ trên cành điều. Trong chuồng, anh cũng gác cây trên cao cho chúng bay lên đậu. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Với diện tích 1,5ha vườn, hiện tại gia đình chị Thảo đang thả nuôi 2.200 con. Chị Thảo cho biết, chi phí bao gồm con giống, thuốc men và thức ăn cho 1 con gà nòi Bến Tre khoảng 120 ngàn đồng. Nuôi trong thời gian khoảng 4 tháng, với trọng lượng bình quân từ 2 đến 2,5kg. Với giá bán bình quân từ 85-90 ngàn đồng/1kg, cứ 1 ngàn con chị có lãi khoảng 50 triệu đồng.

Với chu kỳ 4 tháng 1 lứa, nếu nuôi liên tục, 1 năm có thể được 3 lứa, tuy nhiên, chị Thảo không làm vậy. Lý do chị đưa ra là nuôi liên tục một chỗ khiến gà dễ bệnh, chậm lớn hơn vì nguồn thức ăn tự nhiên không có. Vì thế, chị nuôi “luân phiên” ở 2 địa điểm.

Anh Lê Văn Thanh cho biết, thương lái rất chuộng gà thương phẩm của gia đình anh, vì chất lượng thịt ngon, nên giá nhỉnh hơn các nơi khác họ vẫn mua. Ảnh: Hồng Thủy.

Anh Lê Văn Thanh cho biết, thương lái rất chuộng gà thương phẩm của gia đình anh, vì chất lượng thịt ngon, nên giá nhỉnh hơn các nơi khác họ vẫn mua. Ảnh: Hồng Thủy.

“Tôi còn 1,7ha đất vườn ngay chỗ nhà ở, cũng nuôi gà. Nếu cả 2 chỗ cùng nuôi liên tục thì một năm có thể nuôi 3 lứa, mỗi lứa khoảng 4 ngàn con. Tổng cộng 12 ngàn con, như vậy có thể kiếm mỗi năm nửa tỷ đồng lợi nhuận. Nhưng tôi không làm vậy, vì kinh nghiệm cho thấy, nuôi liên tục 1 điểm, gà chậm lớn, dễ bệnh, rủi ro cao. Cho nên, tôi nuôi 1 lứa ở đây, xuất bán xong lại ngưng, lứa tiếp theo nuôi ở vườn nhà. Nuôi cách thời gian như vậy có nhiều ưu điểm, gà khoẻ hơn, ít bệnh tật hơn, nhiều thức ăn trong vườn hơn. Với lại, vợ chồng tôi ngoài nuôi gà, còn nuôi dê, làm vườn”, chị Thảo nói.

“Lộc Thuận ngày xưa chủ yếu thu nhập từ cây điều, cao su, tiêu, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ nhỏ lẻ, chủ yếu bà con tăng gia làm thêm. Còn bây giờ, rất nhiều mô hình chăn nuôi đầu tư bài bản, trở thành thu nhập chính, nhiều hộ khá nhờ chăn nuôi, như vợ chồng chị Thảo – Thanh đây”, anh Phan Quốc Oai, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thuận.

Xem thêm
Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm