| Hotline: 0983.970.780

Đòn ghen không thương tích

Thứ Bảy 08/06/2019 , 07:15 (GMT+7)

Bạo hành gia đình đang là vấn đề nóng ở nước ta. Nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ ly hôn gia tăng trong những năm gần đây.

Nhưng xưa nay chúng ta thường chỉ nhìn thấy những vết bầm tím trên thân thể nạn nhân mà kẻ bạo hành thường là những kẻ vũ phu mỗi lần đánh vợ làm ầm ĩ cả xóm.

womn-snooping-cell-phone-mn-in-bed-min154524973
Ảnh mang tính minh họa.

Mấy ai thấu hiểu nỗi đau rỉ máu trong tâm hồn con người thường xảy ra trong những gia đình mà kẻ bạo hành là người có học, có vị trí trong xã hội. Trong báo cáo về tình trạng bạo lực gia đình công bố gần đây, có khoảng 25% gia đình Việt Nam xảy ra bạo lực tinh thần. 

Những kẻ bạo hành nầy rất sợ thiên hạ biết nên họ sử dụng những đòn ghen thâm hiểm một cách êm thấm ít ai ngờ, ngay cả hàng xóm ở liền tường cũng không biết.

Một viên hiệu trưởng trường trung học nghi ngờ vợ "có vấn đề" với một giáo viên trẻ trong trường. Ông ta nghiêm cấm vợ không được trò chuyện với tất cả các giáo viên nam và tuyệt đối cấm tiết lộ với ai chuyện chồng hay ghen.

Ông ta tặng vợ một quyển sổ tay, bắt ghi lại tất cả những sự việc mà ông ta nghi ngờ. Người vợ sợ con cái biết chuyện, nên đành nhẫn nhục ngồi viết. Nào ngờ, ông ta càng lấn tới, bắt viết đi viết lại dài đến ba trang giấy A4.

Chưa xong, người chồng nhẫn tâm còn bắt vợ chép lại 30 lần cho nhớ, kín một quyển sổ. Một anh tiến sĩ bí mật đặt camera ghi được vợ đang cầm tay có vẻ âu yếm một người bạn trai trong phòng khách. Đêm hôm đó, đợi các con đi ngủ, anh ta bắt vợ phải khai báo toàn bộ sự việc và ghi âm vào điện thoại di động.

Những hôm chỉ có hai vợ chồng ăn cơm với nhau lại mở băng ghi âm bắt vợ nghe. Khi người chị ruột của vợ thấy em xanh xao gày mòn, gạn hỏi mãi mới biết sự thực phũ phàng và kịp thời ngăn chặn thì nạn nhân đã có dấu hiệu tâm thần phải đưa đi bệnh viện.  

Có trường hợp bạo hành tâm lý bằng cách “cấm vận phòng the”. Anh Lưu Đình Q. đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài hai năm về. Thấy mẹ và em gái mách là trong thời gian ấy, vợ anh có thân mật quá mức bình với một người đàn ông cùng cơ quan. Từ đó anh ta tìm mọi cách cự tuyệt chăn gối. Người vợ cố gắng làm lành, chờ đêm khuya vào nằm cạnh chồng tìm cơ hội thanh minh. Nhưng anh ta đem chăn gối sang giường khác ngủ.

Cảnh đó kéo dài hàng năm trời với ý định: "Tôi không ly hôn, để cho cô chết già, còn tôi có cách giải quyết của tôi”.

Khó có thể kể hết những chuyện tương tự, chúng chỉ khác nhau về tình tiết còn nói chung đều có một người mang mặt nạ trí thức đạo mạo, có khi nhìn bề ngoài rất nhân từ che đi bộ mặt thật ác độc và nham hiểm ngấm ngầm huỷ hoại tâm hồn nạn nhân mà không ai biết.

Cũng có trường hợp vợ bạo hành chồng bằng cách ngày đêm rỉa rói chồng bằng những từ ngữ cay độc bất cứ lúc nào người chồng ở nhà, cả lúc đang ăn cơm khiến chồng không thể nào nuốt nổi. Những người chồng này thường là yếu thế không biết chống lại bằng cách nào nên cứ âm thầm chịu đựng sinh ra trầm cảm hoặc mất trí nhớ, mất hết tự tin thậm chí không làm việc được.

Nếu bạo lực thể chất có thể ngăn chặn, thì bạo lực tinh thần lại khó phát hiện và xử lý vì không để lại thương tích trên thân thể nạn nhân. Nó không chỉ làm tổn thương nạn nhân mà còn đầu độc bầu không khí gia đình, ảnh hưởng đến các thành viên khác, đặc biệt là con cái.

Tất nhiên đa số nạn nhân bị bạo lực tinh thần là những người từng phạm phải lỗi lầm trong cuộc sống. Có người ngoại tình bị bắt quả tang hết cãi, có người bị lừa vì ham “của lạ” hoặc ham tiền hoặc một phút yếu lòng sa ngã.

Khi người chồng hay vợ trừng phạt họ bằng bạo lực tinh thần thường nghĩ rằng phải làm thế cho họ nhớ đời, lần sau không dám như vậy nữa nhưng biết đâu rằng cách làm như thế cũng vô tình phá hủy mối quan hệ vợ chồng thậm chí biến thành thù địch, không còn tình yêu chỉ còn lòng căm hờn thì hôn nhân biến thành địa ngục. Nếu có một cơ hội thoát ra khỏi tình trạng đau đớn đó và đến với người khác, chắc đâu họ không đi theo tiếng gọi của tình yêu?

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm