| Hotline: 0983.970.780

Donald Trump: Hậu Brexit, Mỹ sẽ là nước tiếp theo

Chủ Nhật 26/06/2016 , 10:15 (GMT+7)

Các cử tri Anh vừa làm đảo lộn các quy ước chính trị thông thường thông qua cuộc trưng cầu dân ý bằng việc “cự tuyệt” các quy định luật lệ đã được thiết lập. Đó là điều khiến tỷ phú Donald Trump mừng ra mặt và cá rằng Mỹ cũng sẽ làm tương tự.

Các cử tri Vương quốc Anh không chỉ từ chối Liên minh châu Âu và buộc Thủ tướng David Cameron phải từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, họ còn tạo ra một loạt sự kiện có thể tạo ra sự hỗn loạn kinh tế toàn cầu, tái cấu trúc thế giới phương Tây. Một tác động khác của Brexit chính là ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ tháng 11 tới cũng như thách thức an ninh Hoa Kỳ trong nhiều năm tiếp theo.


Tỷ phú Donald Trump đến Scotland hôm qua (25/6).

 

Chiến dịch vận động trưng cầu dân ý, cũng giống như cuộc bầu cử ở Mỹ, đã làm dấy lên sự tức giận, nỗi sợ hãi giữa các chính trị gia, tăng sự thù hằn giữa các lãnh đạo hàng đầu, làm trỗi dậy lòng tự tôn dân tộc và phơi bày cảm giác rằng các cử tri bình thường đã mất kiểm soát với nền chính trị hình thành nên cuộc sống riêng của họ. Sự thành công của Brexit đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu các lực lượng này có tạo ra một sức ảnh hưởng tương tự tại Mỹ vào tháng 11 tới đây?

Ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, người vừa tới Anh để tham gia giải đấu golf Scotland của ông, ngay khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý, đã tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo.

“Tháng 11 tới đây, người dân Mỹ sẽ có cơ hội tái khẳng định lại sự độc lập của họ. Người Mỹ sẽ có cơ hội để bỏ phiếu cho các chính sách đối ngoại, nhập cư và thương mại mà trong đó luôn đặt công dân nước mình lên đầu. Họ sẽ có cơ hội để từ chối những luật lệ ngày hôm nay, ôm lấy những thách thức thật sự do một chính phủ của dân, vì dân đưa ra”, ông Trump phát biểu tại Scotland.

Trên thực tế, các cử tri Anh đã khơi mào cho việc xóa bỏ những quy định truyền thống, tạo ra sự đột phá mà chiến dịch của ông Trump hướng đến. Người dân Anh cũng đã bỏ qua những cảnh báo của Tổng thống Obama về việc rời khỏi EU cũng như chấp nhận nguy cơ tạo ra một cuộc suy thoái toàn cầu khiến nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, đồng thời làm giảm hy vọng của ông Obama khi chọn người kế nhiệm là bà Hillary Clinton.

Trong phản ứng đầu tiên trước kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, bà Clinton đã ngay lập tức “cạnh khóe” ông Trump dù không chính thức nêu tên. Bà kêu gọi người dân Mỹ hãy đáp lại cuộc bỏ phiếu trên bằng cách đoàn kết với nhau “để giải quyết những thách thức như một quốc gia, chứ không phải là chia cắt lẫn nhau”.

Bà cũng nhấn mạnh những nguy cơ của nền kinh tế toàn cầu hậu Brexit, khi cho rằng: “Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là phải đảm bảo rằng những rắc rối kinh tế sắp tới sẽ không ảnh hưởng tới các gia đình đang làm việc tại Mỹ”.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

(Infonet)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.