| Hotline: 0983.970.780

Dự án FMCR tại Nghệ An thực hiện rất chậm

Thứ Năm 25/08/2022 , 19:41 (GMT+7)

Tiến độ thực hiện 'Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển' (FMCR) tại tỉnh Nghệ An đang rất chậm so với yêu cầu đề ra.

IMG_5068

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiến độ thực hiện Dự án FMCR . Ảnh: CĐ.

Chiều 25/8, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiến độ thực hiện “Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển” (FMCR) tại tỉnh Nghệ An.

Dự án FMCR được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ triển khai tại 8 tỉnh, thành phố ven biển, gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2023 với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 195 triệu USD.

Tại Nghệ An, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn của 38 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thị xã, thành phố gồm: Diễn Châu, Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Cửa Lò và thành phố Vinh. Dự án có tổng mức đầu tư 13,403 triệu USD, trong đó vốn IDA là 9,784 triệu USD, với đối ứng 3,619 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển tỉnh Nghệ An. Qua đó, góp phần tái cấu trúc ngành làm nghiệp và tăng cường khả năng chống chịu, tăng tuổi thọ và giảm chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng để biến và các công trình cơ sở hạ tầng vùng ven biển khác. Phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng ven biển thông qua hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban quản lý Dự án FMCR tỉnh Nghệ An, do quá trình thực hiện dự án có nhiều biến động về diện tích rừng so với thiết kế nên đã ảnh hưởng đến tiến độ; dịch bệnh Covid - 19 cũng tác động đến kế hoạch triển khai trồng rừng của dự án; thời gian thực hiện dự án đến năm 2023 sẽ kết thúc cũng gây khó khăn cho công tác trồng rừng; việc xác định đối tượng làm giàu rừng trên cạn bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên nghèo kiệt cần trồng bổ sung chưa rõ ràng nên không đủ cơ sở để UBND tỉnh phê duyệt; một số diện tích rừng ngập mặn đã thực hiện trồng năm 2021 bị chết và phát triển kém; việc xác định đơn giá cây giống gặp một số trở ngại làm ảnh hưởng đến việc cung cấp cây giống cho mùa vụ trồng rừng năm 2022.

IMG_5075

Đại diện Ban Quản lý các Dự án lâm nghiệp Trung ương mong tỉnh Nghệ An và các địa phương, các sở ngành liên quan cùng nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án. Ảnh: CĐ.

Tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý các Dự án lâm nghiệp Trung ương mong tỉnh Nghệ An và các địa phương, các sở ngành liên quan cùng nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng và thực hiện các hạng mục dự án đã được phê duyệt. Dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2023, nên những công việc còn lại, nhất là mùa vụ trồng rừng năm 2022 sắp kết thúc.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với địa phương trong việc thực hiện mục tiêu khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển, tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành dự án, đại diện UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ NN- PTNT, Ban Quản lý Dự án FMCR Trung ương tăng cường phối hợp với các ban, ngành của tỉnh tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.  

IMG_5096

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CĐ.

Trong đó, đề nghị Bộ NN-PTNT sớm phê duyệt phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư và Kế hoạch tổng thể Dự án FMCR để điều chỉnh nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh tham gia thực hiện dự án, có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo; sớm có hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp lâm sinh trồng bổ sung trên đất rừng phòng hộ bị suy thoái để có cơ sở thực hiện; nghiên cứu báo cáo Ngân hàng Thế giới xem xét cho kéo dài thời hạn trồng rừng của Dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An sang năm 2023.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thống nhất với đề xuất báo cáo đơn vị tài trợ kéo dài thời hạn trồng rừng của Dự án đến năm 2026. Đối với vấn đề đơn giá cây giống, Thứ trưởng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở NN-PTNT, Ban Quản lý Dự án FMCR tỉnh phối với Tổng cục Lâm nghiệp và các đơn vị liên quan để tìm cách tháo gỡ vướng mắc để không ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm