| Hotline: 0983.970.780

Dư địa xuất khẩu mắc ca của Việt Nam rất lớn

Thứ Sáu 22/07/2022 , 12:04 (GMT+7)

Đến năm 2030, sản lượng mắc ca qua chế biến của cả nước sẽ đạt 130 nghìn tấn và đạt 500 nghìn tấn vào 2050, giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ USD.

500 nghìn tấn mắc ca qua chế biến vào 2050

Ngày 22/7, tại tỉnh Lâm Đồng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tổ chức tại Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được tổ chức tại Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Bộ NN-PTNT, mắc ca là cây lâm nghiệp chính và đa tác dụng, có tuổi thọ 50-60 năm. Tính đến tháng 5/2021, cả nước có khoảng 28 tỉnh trồng mắc ca với tổng diện tích khoảng trên 18 nghìn ha. Đối với mắc ca 10 năm tuổi trở nên, năng suất ở vùng Tây Bắc đạt 3 tấn hạt tươi/ha diện trồng thuần và 2,1 tấn hạt tươi/ha trồng xen.

Tại khu vực Tây Nguyên, năng suất đối với mắc ca 10 tuổi trở lên đạt 4 tấn hạt tươi/ha trồng thuần và 2,8 tấn hạt tươi/ha trồng xen. Cũng theo Bộ NN-PTNT, sản lượng mắc ca năm 2021 của vùng Tây Bắc ở vào khoảng 1,6 nghìn tấn, vùng Tây Nguyên đạt 6,5 nghìn tấn và các vùng khác khoảng 369 tấn.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện sở, ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân... ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: Minh Hậu.  

Hội nghị có sự tham gia của đại diện sở, ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân... ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: Minh Hậu.  

Ông Triệu Văn Lực, Vụ trưởng Vụ phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết, tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.

Theo đó, đề án hướng đến phát triển mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Sản lượng mắc ca qua chế biến sẽ đạt khoảng 130 nghìn tấn hạt vào năm 2030 và đạt 500 nghìn tấn vào 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD vào năm 2030 và đạt 2,5 tỷ USD vào 2050.

Dự kiến đến năm 2030 cả nước đạt từ 130 – 150 nghìn ha và tập trung chủ yếu ở các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên. Ảnh: Minh Hậu.

Dự kiến đến năm 2030 cả nước đạt từ 130 – 150 nghìn ha và tập trung chủ yếu ở các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo ông Triệu Văn Lực, về quy mô diện tích, dự kiến đến năm 2030 cả nước đạt từ 130 – 150 nghìn ha và tập trung chủ yếu ở các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương tại các vùng khác. Đến năm 2050, phấn đấu đạt 250 nghìn ha. Cùng với việc phát triển diện tích, nâng cao sản lượng là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào hạng mục sơ chế, chế biến để nâng cao giá trị nông sản.

Nâng cao năng lực sản xuất giống

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, mắc ca tại nước ta có sự sinh trưởng tốt, năng suất cao và đây là cây tiềm năng, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế. Đặc biệt là góp phần trong việc xóa đói, giảm nghèo ở những khu vực vùng cao, vùng biên giới, vùng ít người.

Đây cũng là cây trồng góp phần vào phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết: "Thời gian vừa qua, Hiệp hội Mắc ca đã phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương để xây dựng và phát triển mắc ca. Chúng tôi cũng tài trợ cây giống, giúp các đồn biên phòng ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc và một số địa phương trồng mắc ca tại địa phương để phát triển kinh tế".

Tại khu vực Tây Nguyên, năng suất đối với mắc ca 10 tuổi trở lên đạt 4 tấn hạt tươi/ha trồng thuần và 2,8 tấn hạt tươi/ha trồng xen. Ảnh: Minh Hậu.

Tại khu vực Tây Nguyên, năng suất đối với mắc ca 10 tuổi trở lên đạt 4 tấn hạt tươi/ha trồng thuần và 2,8 tấn hạt tươi/ha trồng xen. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, mắc ca có nguồn gốc từ rừng nhưng khi trồng với mục đích kinh tế thì cần tuân thủ các quy trình về nông nghiệp. Theo đó, cần trồng ở những nơi có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp và đặc biệt giống mắc ca phải đạt tiêu chuẩn và mỗi vườn nên trồng 2-3 loại giống để có sự phát triển phù hợp.

Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đề xuất Bộ NN-PTNT tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách để phát triển mắc ca bền vững. Nâng cao năng lực sản xuất giống, nghiên cứu giống để đưa ra các giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp quy trình và phong tục canh tác của từng vùng. Hiệp hội này cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT thành lập các viện nghiên cứu chuyên sâu về mắc ca, nghiên cứu về các vấn đề sâu hại, dịch bệnh trên cây này để có phương án canh tác hiệu quả. Cùng với đó là xây dựng và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng dịch vụ phụ trợ như phân bón, xây dựng các nhà máy chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường.

Theo Vụ phát triển rừng, hiện nay, Bộ NN-PTNT đã đưa ra các giải pháp như nghiên cứu chọn tạo, nhập nội, khảo nghiệm nhằm làm đa dạng bộ giống mắc ca theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, chống chịu sâu hại, dịch bệnh và thích nghi với các vùng sinh thái.

Theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD vào năm 2030 và đạt 2,5 tỷ USD vào 2050. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD vào năm 2030 và đạt 2,5 tỷ USD vào 2050. Ảnh: Minh Hậu.

Đồng thời xây dựng hệ thống vườn cây đầu dòng, tập trung cho vùng Tây Bắc để có đủ nguồn vật liệu sản xuất giống. Xây dựng và chuyển giao quy trình trồng thuần, trồng xen mắc ca cho từng vùng, quy trình sản xuất mắc ca theo hướng công nghệ cao, quy trình VietGAP, GolobalGAP…

Ông Triệu Văn Lực, Vụ trưởng Vụ phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết, đối với thị trường tiêu thụ, các địa phương cần hỗ trợ, xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca, gắn với chỉ dẫn địa lý. Cùng với đó là thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Các địa phương cũng cần phối hợp với các Bộ, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại. Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nhân và hạt mắc ca nguyên vỏ, các sản phẩm chế biến sâu vào thị trường các nước.

Dư địa thị trường lớn

Theo Bộ NN-PTNT, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mắc ca thế giới ngày càng tăng, dự báo đến 2025 thị trường cần khoảng 220 nghìn tấn nhân, tương đương 850 nghìn tấn hạt tươi. Hiện nay, nhu cầu mắc ca thế giới cao gấp 4 lần tổng sản lượng. Ở Việt Nam, dư địa mở rộng thị phần của mắc ca  tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức còn rất lớn. Ngoài ra, so với nhiều nước xuất khẩu hạt mắc ca lớn trên thế giới tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ thì Việt Nam có lợi thế hơn khi đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường nhập khẩu.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Vì một Tây Ninh xanh đáng đến, đáng sống

Trồng và bảo vệ rừng là một trong giải pháp giúp Tây Ninh bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu tiến tới xây dựng 'Tây Ninh xanh'.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.