| Hotline: 0983.970.780

Đưa nghề may thời trang ra xã đảo

Thứ Hai 04/08/2014 , 08:13 (GMT+7)

Chỉ mới 8 giờ sáng nhưng lớp học may thời trang dành cho chị em phụ nữ ở xã đảo Thạch An (Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) đã bắt đầu rôm rả.

Phương châm “học sớm – về sớm” được chị em quán triệt rõ, bởi sau giờ học họ còn phải tất bật chăm lo cho gia đình.

Thạnh An là một xã đảo nên việc phát triển kinh tế chủ yếu là nghề đi biển. Do đặc thù công việc nên từ trước đến nay việc đàn ông ra khơi bám biển, còn phụ nữ ở nhà nuôi dạy con cái, làm việc nhà là một điều quá quen thuộc.

Chị em phụ nữ ở đây hầu như không có nghề nghiệp, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền ít ỏi do người chồng kiếm được nên nhu cầu có việc làm trong thời gian nhàn rỗi đang là một vấn đề cấp thiết.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, Chủ tịch hội LHPN xã Thạnh An chia sẻ: “Do xã nằm tách biệt hoàn toàn với đất liền nên chị em phải rời đảo vào bờ thì mới mong có việc làm. Tuy nhiên, giao thông đi lại khó khăn khiến họ không thể đi về trong ngày để chăm lo cho gia đình.

Mặt khác, phần lớn các chị em ở đây có trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề bài bản nên khá e dè khi đi xin việc. Vì vậy, năm tháng qua đi, họ chọn cuộc sống an phận, để mặc sự đói nghèo, bấp bênh bám riết”.

Ông Lâm Thành Danh, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cần Giờ: “Từ đầu năm đến nay, phòng đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng mở được 13 lớp đào tạo nghề trung và ngắn hạn cho chị em phụ nữ và hội viên nông dân.
Qua các lớp học đã có 287 lao động được cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 185 đối tượng là chị em phụ nữ.
Để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, hội viên nông dân được dạy nghề làm muối. Riêng phụ nữ được chú trọng phát triển hai nghề may dân dụng và may thời trang”.

Nắm bắt được tình hình, Phòng LĐ-TB&XH huyện Cần Giờ đã phối hợp với Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng mở nhiều lớp dạy và đào tạo nghề cho phụ nữ xã Thạch An. Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn xã đã mở được hai lớp may thời trang với sự tham gia của gần 100 hội viên đều là chị em phụ nữ.

Việc chọn và phát triển hai nghề may dân dụng và may thời trang trên địa bàn xã là hết sức thiết thực và ý nghĩa, phù hợp với điều kiện tự nhiên và đáp ứng được nguyện vọng được đào tạo nghề của chị em.

Chị Lê Thị Minh Tâm, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng cho biết: “Chị em sau khi kết thúc các lớp học sẽ được cấp chứng chỉ nghề để có thể tự tin xin vào làm công nhân cho các công ty, doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố.

Những học viên học xong nhưng không có điều kiện đi xa sẽ được tạo điều kiện để thành lập các tổ hợp tác SX ngay trên địa bàn xã. Chúng tôi sẽ giới thiệu các doanh nghiệp để các tổ hợp tác tìm các đơn hàng, xin nhận hàng về gia công cũng như đứng ra làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm cho chị em”.

Để tiện cho chị em có điều kiên tham gia đầy đủ, các lớp học cắt may thời trang ngắn hạn được tổ chức học vào các ngày cuối trong tuần, kéo dài liên tục trong vòng ba tháng. Các học viên vừa kết hợp học lý thuyết vừa thực hành và nhận may thử các đơn hàng của công ty.

Đối với các chị em có nguyện vọng nâng cao tay nghề, trường sẽ mở thêm các lớp trung hạn, thời gian 6 tháng. Với việc đưa hai nghề may dân dụng và may thời trang vào thực tiễn phát triển kinh tế của xã, hy vọng bài toán việc làm cho lao động nữ trên đảo hiện nay sẽ phần nào được giải quyết và tạo bước đột phá phát triển kinh tế mới cho địa phương.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất