| Hotline: 0983.970.780

Đừng đổ thừa khi con hư

Thứ Sáu 03/07/2020 , 11:01 (GMT+7)

Chỉ có người mẹ mới kéo con mình lại gần được lòng mình. Cháu thử và cố làm đi, không thì ngồi khóc ròng đấy nhé. Đừng đổ thừa cho ai khi con mình hư.

Cô kính mến!

Khi đứa con còn nhỏ, ta thấy thời gian đi chậm. Nhưng từ lúc nó lên cấp Ba thì đúng là ngựa đi vó câu bên cửa. Nhìn con nó cao to hơn mình, tâm tính đứa con trai không như mình hình dung, không thấy mừng mà lại thấy xa lạ đó cô.

Cháu lấy chồng, ở chung với ba mẹ chồng. Không phải vì hoàn cảnh mà vì hai ông bà muốn vậy. Chồng cháu là con trai cả, dưới anh là hai em gái đã lập gia đình nên cháu sống như vậy là đương nhiên. Mặt trái của việc ở chung ba thế hệ là rất khó gặp nhau ở chỗ dạy mấy đứa nhỏ.

Đứa con mà cháu đang than thở là con trai đầu, đích tôn của nhà nội nó. Năm nay nó vô lớp 11 đây cô. Em gái nó thì mới lên lớp 8, chưa có biểu hiện ương ngạnh cho dù cũng đã dậy thì 2 năm nay.

Con trai đầu, ba nó cưng, ông bà nội cưng và rất kỳ vọng. Cháu hiểu tình cảm của những gia tộc ít con như hiện nay, con đầu cháu sớm, cứ đội trên đầu.

Ba nó nghiêm khắc đến mức nó sợ. Làm ra mặt vậy thôi chứ cháu mà dạy dỗ lớn tiếng là có chuyện chứ đừng nói bắt phạt hay bạt tai. Ấy là hồi nhỏ. Nó sợ như cái máy, không nhận thức, không gần gũi. Khi cần thì ghé vào ông bà tìm che chở, qua chuyện thì lách ra.

Đến hết lớp 9, chuyển cấp, đi học bằng xe đạp điện và giờ thì xe máy số của ba nó thải ra và để dành. Vậy là nó dùng chiếc xe như một chỗ trốn tránh cơ động, không còn kiểm soát được nữa.

Thay đổi đầu tiên là làm xoăn tóc trán và xỏ khuyên tai. Một cú sốc với ông bà nội. Không ăn thua. Bây giờ hai cha con nó cao to bằng nhau, người cha nghiêm khắc có vẻ chợn. Vậy là ít giao tiếp, không có dip để ngồi với nhau, vì giờ cơm thì nó bảo đi học thêm.

Cảm thấy đứa con đang vỗ cánh mà có thể nó chưa thạo đường bay, không biết cung tên đang chờ, càng không biết gia đình mới chính là nơi mà con người cần náu lại càng lâu càng tốt.

Làm sao giữ được đứa con khi mình linh cảm rằng nó sẽ sa sẩy và có thể không bao giờ đặt chân vào được ngưỡng đại học, thưa cô?

----------------------

Cháu thân mến!

Cô hơi lấy làm lạ là không nghe cháu nói về vai trò của mình với đứa con. Sống cảnh làm dâu, ừ thì ngày nay, việc làm dâu không đáng kể, dù vậy, cháu bị lép vế với con, đúng không? Nhưng nếu vậy thì vấn đề nằm ở cháu chứ không phải ở chỗ đứa con, cô nghĩ vậy.

Vì sao cô chợt nghĩ và cần lần lên ngọn ngành ở chỗ ấy? Là vì tầm quan trọng của người mẹ với đứa con trai, nhất là con trai đầu.

Tình mẫu tử, cốt cách của mẹ, nghệ thuật sống của mẹ, bản lĩnh của mẹ, trí tuệ của mẹ…như cái bào thai ở ngoài bụng mẹ, cứ thế đứa con được chăm sóc và thừa hưởng. Nếu thiếu vắng hơi hám và công phu của người mẹ, chắc chắn đứa con chống chếnh, lệch.

Sinh con rồi mới sinh cha, đúng, khi đứa con ra đời, thì người cha mới thực là cha. Nhưng với mẹ, không ai nói sinh con rồi mới sinh mẹ cả, người mẹ sẵn thiên chức ôm ấp, bao dung, dạy dỗ, thấu đáo.

Nếu cha nó nghiêm mà mẹ mềm, mẹ có cách, đứa con vẫn mềm, vẫn dễ uốn nắn. Ông bà nội không thể là vai trò chính, họ gián tiếp nếu cha mẹ đứa bé mạnh mẽ, đôc lập. Bằng không, ông bà cũng dễ làm hư bột hư đường.

Một chàng thiếu niên lớp 11, tuổi mười bảy bước sang tuổi mười tám, thời đại tin học này, trẻ hướng ngoại sớm, cũng bóc xóc ngoại hình, gái trai, xăm trổ, nghiện game, nghiện đua đòi.

Cô cũng thấy rất ái ngại cho những gia đình thả con như thả chó hoang ra đường. Một chiếc xe máy dù không mốt miết thì cũng đủ sức cho nó phóng và kẹp đôi kẹp ba. Đi học thêm để tránh ngồi vào bàn ăn với ông bà ba mẹ, có thể, nó đang có vấn đề tâm lý đó cháu.

Chỉ có người mẹ mới kéo con mình lại gần được lòng mình. Cháu thử đi và cố làm đi, không thì ngồi khóc ròng đấy nhé. Chưa muộn nhưng sẽ muộn, người mẹ đừng đổ cho ai khi con mình hư “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà”, nhớ nhé.

Đầu xuôi đuôi lọt, còn em gái nó nữa, sẽ khó dạy, hoặc sẽ toang, hoặc nó rút vào như con ốc tự kỷ trong cái vỏ rong rêu của nó, nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm