| Hotline: 0983.970.780

Được con nuôi hay mất con ruột?

Thứ Bảy 13/03/2021 , 17:00 (GMT+7)

Anh là nhân viên ngành xây dựng tại công ty do ba tôi làm Giám đốc. Anh có năng lực và chịu khó làm việc, nên đã rất được cảm tình của ba tôi.

Không những thế, ba tôi tôi còn ngầm chọn anh làm con rể, là chồng tôi (đứa con gái duy nhất của ba, dưới hai anh trai).

Tôi tuy không đẹp lộng lẫy, nhưng cũng dễ nhìn, công thêm vị trí gia đình, nên không ít chàng trai sáng giá theo đuổi tôi. Nhưng ba tôi chỉ chọn anh, hơn thế nữa, tôi cũng có tình cảm với anh, dù anh chưa có điểm gì nổi trội như các chàng trai kia.

Gần một năm yêu nhau, cũng hơn hai năm anh làm việc ở công ty, chúng tôi mới tổ chức đám cưới. Lúc đó, tôi 23 tuổi, còn anh 26.

Tôi học cao đẳng công nghệ, đang công tác tại một xí nghiệp sản xuất gia vị. Do nhà anh tận miền Trung, tại TP.HCM anh chỉ ở trọ, nên ba tôi đã tặng cho chúng tôi một căn nhà khá sang, coi như làm của hồi môn cho con gái cưng.

Để anh khỏi mặc cảm, ba tôi đã để cả hai vợ chồng cùng đứng tên giấy tờ căn nhà, không phân biệt của riêng tôi. Nói chung, vì thương con gái và quý con rể, ba tôi đã tạo mọi điều kiện thoải mái nhất cho cuộc sống đôi vợ chồng trẻ. Hơn một năm sau ngày cưới, tôi sinh được một bé trai rất khôi ngô, niềm vui vợ chồng càng tăng gấp bội.

Vậy mà, khi con trai mới hơn một tuổi, anh lại thường xuyên về quê ngoài miền Trung. Anh tranh thủ những ngày cuối tuần, xin thêm ba tôi một hai ngày phép, thế là có thể "bay" ra ngoài ấy. Anh bảo, ba anh hay ốm đau, anh là con trai cả, muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha, cũng là để làm gương cho các em.

Lúc đầu tôi cũng tin anh, nhưng càng về sau, tôi càng thấy rõ sự thay đổi của anh đối với tôi và con. Anh lạnh nhạt, thờ ơ với tôi, và cũng ít quan tâm đến con. Tôi giận hờn, thì anh bảo do công việc bận rộn, nên anh cần tập trung. Kỳ thực thì công việc của anh ba tôi luôn nắm rõ, vẫn vậy.

Sinh nghi, tôi đã tìm đến văn phòng thám tử tư, nhờ theo dõi anh. Không bao lâu, tôi đã nắm rõ được mọi chuyện. Hóa ra, anh về quê không phải để thăm cha, mà là thăm... con.

Ngoài quê, anh cũng có một đứa con trai nhỏ hơn con tôi khoảng một tuổi. Mẹ của đứa bé chính là người yêu cũ của anh.Hai người yêu nhau từ ngày còn ở quê. Sau đó, anh vào đại học được hai năm thì cô ta đòi chia tay, để lấy chồng Trung Quốc. Việc này cũng khiến anh một thời đau khổ. Anh đã kể chuyện tình này cho tôi nghe.

Giờ đây, bị tôi giận dữ tra hỏi, anh lại bảo, cô ta đã ly dị chồng, đi làm công nhân may. Thấy cuộc sống của cô ta khó khăn, khi phải nuôi con nhỏ với đồng lương ít ỏi, anh thương tình, nên nhận đứa bé về nuôi. Chỉ vậy thôi, chứ anh và mẹ đứa bé không còn tình cảm gì với nhau. Hiện đứa bé đang sống cùng ba mẹ anh ngoài quê.

Nghe có vô lý không chứ. Tuy anh vẫn khăng khăng chối cãi, đứa bé không phải là con anh, song tôi vẫn không khỏi nghi ngờ.

Dù thế nào, thì tôi cũng không đồng ý với việc làm của anh. Gia đình tôi lại càng cương quyết hơn, buộc tôi phải ly hôn. Thế nhưng, tôi vẫn còn thương anh, và hơn hết, là tôi nghĩ đến con mình. Con tôi hãy còn quá nhỏ, lẽ nào phải sống cảnh thiếu cha? Tôi rất mong những lời khuyên chân tình từ bạn đọc. Xin hãy giúp tôi!

NGỌC ÁNH

Giải quyết tình huống: "Lỗi lầm hoán đổi vẫn còn xót xa" - KTGĐ số 02/2021

Hương Trà thân mến!

Chị đã từng mắc phải sai lầm, nhưng đã biết ăn năn hối cãi. Bây giờ đến lượt chồng chị lại sa ngã vào những đam mê, trụy lạc. Không sao, rồi cũng đến lúc anh ấy hồi tâm thức tỉnh như chị. Vấn đề là chị cần phải kiên nhẫn chờ đợi.

Có thể, sau một thời gian dài chí thú làm ăn, chịu đựng những sai lầm của vợ, giờ đây anh ấy phải xả stress. Tất nhiên là anh ấy đã xả theo hướng tiêu cực, và đã làm khổ chị. Song, nói nhỏ nhé, có như vậy chị mới cảm thông được nỗi khổ của chống trước kia.

Thôi thì, chị cứ coi đây như một sự trả giá cho những sai phạm của mình ngày trước. Cố gắng chịu đựng và khuyên nhủ anh ấy.

Vợ cái, con cột, qua cơn mê rồi chồng chị sẽ tỉnh, sẽ trở về đúng với con người anh ấy. Bởi vốn dĩ, anh ấy là người chồng, người cha tốt kia mà. Bản chất này vẫn luôn tiềm ẩn trong con người anh ấy. Quan trọng là chị phải biết cách khơi gợi, làm cho nó hồi sinh.

Cứ dùng tình yêu của chị và hai đứa con để cảm hóa chồng. Sóng gió rồi sẽ qua đi, hạnh phúc lại trở về với gia đình chị. Hy vọng (và chắc chắn) là thế.

Chúc chị đủ bản lĩnh để vượt qua!

XUÂN THANH

(Tân Lập, Mộc Hóa, Long An)

(Kiến thức gia đình số 10)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm