| Hotline: 0983.970.780

Đường chưa xong, ruộng đã mất

Thứ Sáu 03/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Với chỉ hơn 1 km đường giao thông nông thôn thi công dang dở song công trình đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân.

Sự việc trên xảy ra tại công trình cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn từ xóm Hoan đi xóm Khe Cạn thuộc xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Đoạn đường từ xóm Khe Cạn đi xóm Hoan không dài nhưng lại vượt qua mấy con suối. Đường nằm vắt theo các sườn đồi, mưa lũ nhiều năm qua đã làm con đường xuống cấp. Người dân xóm Khe Cạn đi ra xã, ra thị trấn Trại Cau gặp nhiều khó khăn. Khi thấy chủ trương nâng cấp đường, được sự vận động của UBND xã, một số hộ dân có ruộng ven đường tại xóm Khe Cạn đã tự nguyện hiến đất, hiến ruộng để con đường sớm được hoàn thiện.

Ông Triệu Văn Hội (người dân xóm Khe Cạn, xã Cây Thị) cho biết, nhân dân tạo mọi điều kiện để đơn vị thi công triển khai hoạt động những mong đường sớm hoàn thành để phục vụ dân sinh. Ngược lại, đơn vị thi công thực hiện công việc với tiến độ chậm đã ảnh hưởng đến sản xuất của bà con.

Cụ thể, do đường thi công chậm, không có rãnh thoát nước. Khi mưa đổ nước trên các sườn đồi xuống đã biến thửa ruộng ven đường của gia đình ông Hội thành ao nước. Ngay từ vụ đông xuân, toàn bộ diện tích ngô đang phun râu đã bị ngập nước nên thất thu.

Vụ này, vợ chồng ông dự tính trồng lúa. Mạ đã gieo, đất đã làm xong nhưng đợt mưa lớn vừa qua lại khiến ruộng bị trắng băng. Vợ chồng ông tất tả chạy lên xã, liên hệ với đơn vị thi công nhưng chẳng thấy tăm hơi gì, cũng không được trả lời thuyết phục. Mạ quá ngày không được cấy, chẳng biết đến lúc cấy thì có được thu hay không?

Cũng liên quan đế con đường thi công dang dở trên, ông Triệu Phúc Ngân (xóm Khe Cạn) cho hay, gia đình ông đã hiến thửa ruộng 3 thước cho đơn vị thi công mở rộng mặt bằng thi công. Do mưa lũ mà diện tích đất ruộng liền kề bị xói lở. Gia đình đã yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương hoàn trả mặt bằng để kịp gieo cấy lúa mùa. Đại diện đơn vị thi công không hứa hẹn nên đến nay vẫn chẳng có ai nhòm ngó gì đến thiệt hại của gia đình ông.

Ngoài việc nước ngập, xói lở ruộng nương đồi bãi, một số hộ dân có đất canh tác ven đường đang thi công còn phản ánh việc đất đá của tuyến đường vùi lấp lên ruộng của nhân dân. Ông Triệu Văn Quang cho biết, nhiều thửa ruộng ven đường đã bị đất đá thi công vùi lấp. Mưa lớn liên tiếp cuối tháng 6 đã làm cho đất đá trôi xuống ruộng, việc canh tác sản xuất đương nhiên không thể thực hiện được.

Những thắc mắc, bức xúc của người dân đã được PV NNVN chuyển đến cấp chính quyền cơ sở. Ông Phạm Thanh Sao (Chủ tịch UBND xã Cây Thị) cho biết, công trình đường giao thông nông thôn từ xóm Hoan đi xóm Khe Cạn trên địa bàn xã Cây Thị do UBND huyện Đồng Hỷ là chủ đầu tư.

Đơn vị thi công là Cty TNHH Danh Hoàng. Toàn bộ những kiến nghị của bà con xóm Khe Cạn đã được UBND xã yêu cầu đơn vị thi công trả lời hoặc có trách nhiệm hoàn trả diện tích đất canh tác để bà con ổn định sản xuất. Trong lúc đơn vị thi công chưa thực hiện được công việc trên thì xã đã yêu cầu Trưởng xóm Khe Cạn cùng bà con lập biên bản hiện trạng để có cơ sở giải quyết sau này.

Ông Triệu Phúc Phượng (Trưởng xóm Khe Cạn) cho biết, ngay sau khi có phản ánh của bà con, ông đã cùng các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi tuyến đường đang thi công tiến hành lập biên bản theo chỉ đạo của UBND xã.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.