| Hotline: 0983.970.780

Ép người lao động trực tết, doanh nghiệp sẽ bị phạt ra sao?

Thứ Tư 27/01/2021 , 07:59 (GMT+7)

Hình thức xử phạt các vi phạm về giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Cụ thể, theo Điều 17, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng trong các trường hợp sau: Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định; Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định; Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết. Người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật: Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày (trường hợp thời giờ làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày) và không quá 48 giờ trong 1 tuần; Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động,  trừ trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra, Điều 17 cũng quy định chi tiết mức phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định hoặc quá 12 giờ trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần theo một trong các mức sau đây:

Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động; Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động. Và từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Người sử dụng lao động là tổ chức bao gồm

- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp.

- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực.

- Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài.

- Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài.

- Tổ chức phi chính phủ.

- Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.

- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.