| Hotline: 0983.970.780

Farm dưa lưới trong nhà màng nổi tiếng ở Hậu Giang

Thứ Ba 21/07/2020 , 10:20 (GMT+7)

Farm dưa lưới trong nhà màng của anh Nguyễn Thanh Tâm ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã đặt nền tảng cho một hướng đi mới.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Trọng Thanh, Quản lý kỹ thuật Farm dưa lưới 6.500m2 ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết: Farm hiện nay có 5 nhà lưới với tổng diện tích 6.500m2, sản xuất 2 giống dưa lưới chính là AB và Hà Lan theo quy trình tiên tiến.

Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Ngọc Thắng.

Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Ngọc Thắng.

Farm dưa lưới tưới nhỏ giọt Israel

Hiện nay, Farm đang áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel siêu tiết kiệm nước. Tất cả các túi trồng dưa được tưới đúng giờ, lượng nước như nhau đảm bảo dinh dưỡng cho các cây được đồng đều. Theo đó, cây sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tối đa.

Tại Farm, hệ thống xử lý nước tưới với ao lắng gần 1.000m3, các bể lọc, bể lắng, trụ lọc nước cung cấp nguồn nước sạch cho cây. Giá thể trồng được xử lý vôi sát khuẩn, khâu đầu vào đảm bảo các yếu tố hạn chế về nấm bệnh.

Farm hiện nay có 5 nhà lưới với tổng diện tích 6.500m2, sản xuất 2 giống dưa lưới chính là AB và Hà Lan theo quy trình tiên tiến. Ảnh: Ngọc Thắng.

Farm hiện nay có 5 nhà lưới với tổng diện tích 6.500m2, sản xuất 2 giống dưa lưới chính là AB và Hà Lan theo quy trình tiên tiến. Ảnh: Ngọc Thắng.

Nuôi ong thụ phấn trong Farm 

Trong quá trình phát triển, Farm nuôi ong mật để thụ phấn cho dưa. Theo đó, sẽ hạn chế nhân công làm việc và nấm bệnh ảnh hưởng. Tại Farm, ong thụ phấn đạt hiệu quả trên 97%, một tỷ lệ rất cao. Sau khi thụ phấn xong, 3 ngày sau tiến hành tỉa trái. Chọn những trái đẹp nhất, đồng dều nhất và để lại một trái trên dây để đảm bảo được chất lượng và thẩm mỹ trái dưa.

Trong quá trình sản xuất farm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, ra vào phải sát khuẩn để hạn chế các nguồn bệnh từ bên ngoài lây nhiễm. Hướng tới, Farm lắp đặt thiết bị cảm biến để theo dõi tổng quan các hình ảnh sinh trưởng của dưa từ lúc gieo trồng đến thụ phấn, lên màu và thu hoạch. Qua đó, để chăm sóc thuận lợi hơn cũng như khách hàng cũng nắm được các thông tin mà Farm sản xuất.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Trọng Thanh, Quản lý kỹ thuật Farm dưa lưới 6.500m2 ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Thắng.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Trọng Thanh, Quản lý kỹ thuật Farm dưa lưới 6.500m2 ở ấp Phước Thạnh, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Thắng.

Theo kỹ sư Thanh, tổng thời gian từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch từ 70 đến 75 ngày, tùy vào giống dưa cũng như thời tiết của từng vụ. Cụ thể, trồng vào tháng nắng thì thời gian thu hoạch sớm hơn từ 1 đến 2 ngày so với tháng mưa. Năng suất bình quân 1.000 m2 dưa lưới đạt khoảng 3 tấn.

Giá bán hiện nay giao động từ 35.000 đến 40.000 đ/kg, trừ chi phí lợi nhuận đạt 50%. Các kênh tiêu thụ dưa lưới hiện nay là Tổng Công ty Satrafood, thương lái từ TP.HCM và các Shop trái cây sạch trên địa bàn.

Doanh nhân bất động sản mê nông nghiệp

Anh Nguyễn Thanh Tâm, là một doanh nhân ở Cần Thơ đi nhiều nơi, tham quan các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nhận thấy tiềm năng của cây dưa lưới rất lớn. Anh Tâm chia sẻ, đầu tư vào làm nông nghiệp công nghệ cao phải đam mê, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Khi sản xuất và tiêu thụ ổn định, anh Tâm chuyển sang phát triển du lịch trải nghiệm trồng và thu hoạch dưa lưới.

Farm nuôi ong mật để thụ phấn cho dưa. Ảnh: Ngọc Thắng.

Farm nuôi ong mật để thụ phấn cho dưa. Ảnh: Ngọc Thắng.

Ông Lê Châu Tứ, Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang) cho biết: Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang đã xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao. Định hướng trong thời gian tới tiếp tục ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật này đưa vào sản xuất. Đồng thời, làm các mô hình trình diễn để bà con nông dân thấy và nhân rộng trong thời gian tới.

Năm 2020, từ nguồn kinh phí của khuyến nông đã xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành. Đến thời điểm này, các công việc đã thực hiện cơ bản. Đến cuối năm sẽ đánh giá lạ mô hình để làm tiền đề để phát triển trong thời gian tới.

Các mô hình trình diễn để bà con nông dân thấy và nhân rộng trong thời gian tới. Ảnh: Ngọc Thắng.

Các mô hình trình diễn để bà con nông dân thấy và nhân rộng trong thời gian tới. Ảnh: Ngọc Thắng.

Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông còn thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Thời gian tới, sẽ phối hợp với một đơn vị để lắp thiết bị cảm biến để ghi nhận những hình ảnh trong vườn và trang trại của nông dân. Theo đó, sẽ chứng minh được việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm tốt và minh bạch hơn.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Canh tác hữu cơ trên đồng lúa Thái Bình

Những năm gần đây, nhiều mô hình sản xuất lúa hữu cơ, thân thiện với môi trường đã được nông dân Thái Bình quan tâm, chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.