| Hotline: 0983.970.780

Gắn phát triển vùng chè với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Thứ Ba 03/10/2023 , 21:56 (GMT+7)

Tân Uyên (Lai Châu) là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, có thể tận dụng lợi thế thu hút đầu tư để trồng và phát triển rừng, phát triển du lịch nghỉ dưỡng...

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương phát biểu tại buổi làm việc với huyện Tân Uyên. Ảnh: C.N.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương phát biểu tại buổi làm việc với huyện Tân Uyên. Ảnh: C.N.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương, Tân Uyên là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông và các đơn vị hành chính đều bám dọc trục quốc lộ, phù hợp cho sự phát triển mang tính chất tập trung, thuận hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Trước mắt, huyện Tân Uyên cần thực hiện được nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung của huyện, quy hoạch chung thị trấn Tân Uyên và vùng phụ cận. Cùng với đó, cần tính toán vùng chè trọng điểm của huyện, xây dựng nghị quyết chuyên đề về nội dung này để thực hiện lộ trình dài hơi, gắn phát triển vùng chè với phát triển du lịch; hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng thả rông gia súc; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên về lâu dài.

Vùng chè của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Ảnh: Hải Đăng.

Vùng chè của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Ảnh: Hải Đăng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng cho rằng, Tân Uyên là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, đề nghị huyện tích cực thu hút đầu tư để trồng và phát triển rừng, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái tại địa bàn.

Về nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị huyện rà soát cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ khó đạt và chỉ đạo thực hiện; rà soát và có lộ trình, kế hoạch thực hiện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới. Đối với nhiệm vụ thu ngân sách, bình quân chung của huyện đang thấp hơn của tỉnh, huyện cần phải quyết tâm cao; quan tâm đến thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...

Theo UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu), 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 25,5 nghìn tấn, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng cây ăn quả đạt 11 nghìn tấn, tăng 22,2%; sản lượng thủy sản đạt 554,9 tấn, tăng 18%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 300 tỷ đồng, tăng 39,9%; giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt 3,58 triệu USD, tăng 52,3%; giải quyết việc làm cho 1.577 lao động, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 100,1% kế hoạch năm…

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất