| Hotline: 0983.970.780

Gặt trước lũ sớm

Thứ Ba 28/05/2013 , 10:15 (GMT+7)

Nông dân Hà Tĩnh đang náo nức xuống đồng thu hoạch lúa nhanh gọn trước đợt lũ tiểu mãn.

Nông dân Hà Tĩnh đang náo nức xuống đồng thu hoạch lúa nhanh gọn trước đợt lũ tiểu mãn. Khuôn mặt ai nấy đều nở nụ cười rạng rỡ trước vụ xuân được mùa bởi SX cùng một giống trên cánh đồng mẫu lớn.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh chia sẻ: “Có thể nói vụ xuân 2013, Hà Tĩnh được mùa toàn diện nhất từ trước đến nay. Để đạt được kết quả đó, ngoài nguyên nhân khách quan là do thời tiết thì ngành nông nghiệp địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng. 

Do tập trung quyết liệt bỏ trà xuân sớm, đến nay toàn tỉnh gieo cấy 75% diện tích trà xuân muộn. Việc "cập nhật" ứng dụng nhân rộng bộ giống chất lượng cao (VTNA2, HT1, RVT, B-TE1…) thay thế giống cũ IR1820 nhằm giảm thiểu sâu bệnh và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc liên kết với DN triển khai cánh đồng mẫu lớn cũng như hỗ trợ về giống, kỹ thuật cũng đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân”.


Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình (ngoài cùng bên phải) kiểm tra SX giống lúa B-TE1 ở huyện Lộc Hà

Vụ xuân 2013, toàn tỉnh gieo cấy 55.345 ha lúa; đến thời điểm này đã thu hoạch được gần 50.000 ha (đạt hơn 85% diện tích); năng suất ước đạt 54,7 tạ/ha (cao hơn vụ xuân năm ngoái 1,1 tạ/ha), sản lượng hơn 30.200 tấn. Cơ cấu mùa vụ chủ yếu SX trà xuân muộn theo mô hình cánh đồng mẫu, CĐML với bộ giống ngắn ngày nếp 98, VTNA2, HT1, RVT, Nhị ưu 838, TH3-3…, tập trung chủ yếu ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Kỳ Anh, Thạch Hà, Đức Thọ…

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết: Đến nay toàn huyện cơ bản đã thu hoạch xong 8.905 ha lúa; năng suất bình quân 57 tạ/ha (tăng 3,2 tạ so với năm 2012); sản lượng 51.200 tấn, vượt 5.000 tấn so với vụ xuân trước. Các giống lúa VTNA2, Khang dân 18 đạt năng suất cao nhất, từ 60 - 61 tạ/ha.

Nông dân Nguyễn Văn Lý, xã Cẩm Nam (Cẩm Xuyên) khoe với chúng tôi: “Vụ này gia đình cấy 1 mẫu giống VTNA2, DT68 và lúa nếp. Năng suất vượt trội hẳn năm ngoái, riêng giống VTN2 và DT68 cho 3 - 3,2 tạ/sào, nếp 3,5 tạ/sào. Gia đình tôi dự định sẽ xuất bán 50% cho TCty VTNN Nghệ An để lấy tiền cho con đi học, trang trải cuộc sống”.

Rời Cẩm Xuyên, chúng tôi sang Can Lộc. Đi đến đâu cũng nhìn thấy nông dân rạng rỡ nụ cười thu hoạch nốt lúa còn lại trên đồng. Vụ xuân năm nay toàn huyện gieo cấy hơn 8.900 ha, hiện đã thu hoạch đạt 85%; năng suất dự kiến trung bình đạt 57 - 58 tạ/ha, có nơi lên đến 60 tạ/ha. Một số giống năng suất rất cao như B-TE1 (7,5 tấn/ha), Nhị ưu 838 (7 tấn/ha), TBR45 (7 tấn/ha)…

Ông Võ Hữu Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc nói: “Nhìn chung vụ xuân 2013, ngoài sự cố một số ít hộ dân gieo cấy giống BC15 bị mất mùa, còn lại đều vượt tất cả các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng. Các giống lúa mới như TBR45, B-TE1 đều cho năng suất đạt gần 8 tấn/ha; gạo được thương lái ưa chuộng; giá thành cao, từ 10.000 - 12.000 đ/kg”.

Đối với người nông dân Hà Tĩnh không niềm vui nào lớn hơn niềm vui được mùa, không những vượt trội về năng suất mà chất lượng gạo cũng đạt tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa. Tin rằng đây sẽ là động lực, bước tạo đà trong việc áp dụng TBKT, đưa cơ giới hóa, giống mới vào SX thành công trong vụ HT - mùa sắp tới trên CĐML góp phần xây dựng thành công NTM.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Triển khai tiêm vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng

Công ty AVAC Việt Nam thành công cung ứng 3 triệu liều vacxin ra thị trường, thể hiện hiệu quả bảo hộ vượt trội và tiềm năng mở rộng đối tượng tiêm phòng.

Tân Lạc thu hoạch trên 1.000 tấn quýt Vân Sơn

HÒA BÌNH Mùa vụ này các nhà nông Mường Bi lại được mùa quýt Vân Sơn, sản lượng cho thu hoạch ước trên 1.000 tấn quả, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.