| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp kiểm soát dịch bệnh CGC

Thứ Tư 22/02/2017 , 08:50 (GMT+7)

Hiện nay, Cục Thú y đã và đang chủ động tham mưu cho Bộ NN-PTNT báo cáo Chính phủ chỉ đạo hoặc Bộ trực tiếp chỉ đạo tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:

(1) Kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Đề nghị các lực lượng chức năng như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, giao thông vận tải… tổ chức kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc nhập khẩu bất hợp pháp gia cầm, sản phẩm gia cầm. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, xử lý triệt để các đường dây vận chuyển, các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Đề xuất nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia cầm bất hợp pháp. Xác nhận trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân hợp thức hóa nguồn gốc gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới. Tăng cường kiểm soát vận chuyển, lưu thông trong nước;

(2) Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành: Báo cáo Bộ NN-PTNT đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp ở địa phương để chỉ đạo chung. Thành lập các đoàn công tác thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại tuyến cơ sở;

(3) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quan thông tấn như truyền hình, phát thanh, báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh CGC, thực hiện các chương trình truyền thông về nguy cơ của virus cúm A/H7N9. Phối hợp với các địa phương tuyên truyền để nhân dân giám sát phát hiện, đấu tranh, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, các sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng vào trong nước tiêu thụ;

(4) Tiếp tục chủ động triển khai giám sát, lấy mẫu giám sát trên gia cầm được buôn bán tại các chợ, điểm thu gom, tập kết gia cầm và các mẫu môi trường thuộc địa bàn có nguy cơ cao như các tỉnh biên giới phía Bắc, các địa phương có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc (thông qua các chương trình giám sát hiện nay do USAID, FAO, CDC tài trợ);

(5) Tăng cường năng lực ngành thú y nhằm ứng phó kịp thời: Tổ chức tập huấn cho thú y các địa phương về kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu giám sát virus cúm A/H7N9, năng lực chẩn đoán, xét nghiệm nhanh tại phòng thí nghiệm và tại các chợ gia cầm. Liên hệ với các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế về bệnh cúm của WHO, FAO, OIE, Úc, Hoa Kỳ và Trung Quốc để cập nhật các quy trình kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm virus cúm A/H7N9 và các vi rút cúm khác (A/H5N1, A/H10N8, A/H5N2, A/H6N1,...);

(6) Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới. Không cho buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ gia cầm tại các khu vực đường biên và các khu kinh tế mở, nhằm tránh hiện tượng hợp thức hóa gia cầm, tạo thuận lợi cho việc kiểm soát;

(7) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với FAO, OIE, các tổ chức quốc tế khác và các nước có liên quan chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch; huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và vật tư phục vụ phòng chống dịch.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.