| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp sạ cụm - bón vùi phân: 'Cặp đôi hoàn hảo' trong canh tác lúa

Thứ Năm 05/10/2023 , 10:50 (GMT+7)

Sạ cụm có nhiều lợi thế hơn hẳn so với sạ lan, đồng thời nếu kết hợp sạ cụm với bón vùi phân cùng lúc với gieo sạ thì các lợi thế trên sẽ được khai thác triệt để.

Hiệu quả trên cánh đồng kết hợp sạ cụm với bón vùi phân.

Hiệu quả trên cánh đồng kết hợp sạ cụm với bón vùi phân.

Kết quả vượt trội so với các hình thức xuống giống khác.

Có thể nói: Giải pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân là “Cặp đôi hoàn hảo” trong canh tác lúa.

Sạ cụm hay còn gọi là sạ khóm, sạ định vị hay cấy bằng hạt giống là giải pháp xuống giống đang được người nông dân mọi vùng miền trong cả nước quan tâm, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long do tính hiệu quả vượt trội của giải pháp này.

Ruộng sạ cụm chỉ sử dụng lượng giống tối thiểu (từ 40 – 60 kg/ha); từ đó giúp giảm được lượng phân bón, thuốc BVTV sử dụng, giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường, giảm đổ ngã, đồng thời tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa…

Các lợi thế trên bắt nguồn từ việc sử dụng lượng hạt giống tối thiểu trong gieo sạ, và quan trọng hơn là, không chỉ giảm giống mà thông qua thiết kế “hộp đen” của thiết bị sạ cụm, hạt giống được phân bố đều trên mặt ruộng theo hàng, theo cụm như ruộng cấy; qua đó giúp ruộng lúa tiếp cận và phát huy được lợi thế của hiệu ứng hàng biên cho sinh trưởng, phát triển mà các hình thức gieo sạ khác không đáp ứng được.

Đồng thời, nếu sạ cụm kết hợp được với giải pháp bón vùi phân cùng lúc với gieo sạ thì sẽ khai thác triệt để hơn các lợi thế của sạ cụm, đồng thời cộng hưởng thêm các lợi thế sau:

  • Giảm thất thoát phân bón, nhất là phân đạm do bốc hơi hoặc trôi theo dòng nước nếu nước tràn mặt ruộng và qua đó cũng giảm ô nhiễm môi trường.
  • Kích thích rễ lúa ăn sâu, giúp hạn chế lúa đổ, ngã, nhất là ở vụ hè thu và thu đông, đồng thời tăng khả năng chịu hạn cho ruộng lúa nếu gặp hạn, mặn cuối vụ (đông xuân).
  • Phân được vùi kề sát khóm lúa, giúp khóm lúa tiếp cận với phân và lấy phân dễ dàng, hạn chế việc mất phân cho cỏ dại chung quanh, từ đó giúp nâng cao được hiệu suất sử dụng phân bón.
  • Tiết kiệm được chi phí công lao động do giảm số lần bón phân.
  • Đặc biệt, bón vùi phân đồng thời cùng lúc với gieo sạ sẽ cung cấp khoáng chất dinh dưỡng cho cây lúa kịp thời ngay từ những ngày đầu sau sạ, đảm bảo nhu cầu khoáng của cây lúa, giúp cây lúa sung sức, đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, là yêu cầu cấp thiết cho ruộng lúa sạ cụm, sạ thưa, nhằm đảm bảo số chồi, số bông/m2 cho năng suất tối đa.
Cuộc họp góp ý dự thảo quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ chính xác và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Cuộc họp góp ý dự thảo quy trình kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ chính xác và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa ở ĐBSCL.

Với những lợi thế trên, giải pháp bón vùi phân có thể giúp giảm lượng phân bón 20 – 30% so với quy trình bón phân vãi trên mặt ruộng nhiều lần như cách làm lâu nay.

Các lợi thế trên đã được nhiều thực nghiệm trên thế giới ghi nhận (Zhou và ctv, 2019: Liu và ctv, 2017).

Năm 2020, Viện Lúa ĐBSCL cũng đã chứng minh thông qua thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp – PTNT giao trong khuôn khổ của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) giai đoạn 2, năm 2020: “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa bằng máy cấy kết hợp bón phân trong sản xuất lúa bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

Theo đó, kết quả thực hiện cho thấy: Cơ giới hóa bằng máy cấy kết hợp vùi phân đã làm gia tăng hiệu quả kinh tế một cách thực sự do giảm lượng phân bón, công lao động bón phân, chi phí thuốc BVTV và tăng năng suất lúa, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế. Cụ thể giảm lượng phân bón 10 – 20N, tăng hiệu quả kinh tế hơn 6,0 triệu đồng/ha trong vụ đông xuân và hơn 3,2 – 4,0 triệu đồng/ha trong vụ hè thu so với cấy máy bón phân thông thường (bón vãi 3 – 4 lần).

Thực tế kết quả mô hình sạ cụm kết hợp bón vùi phân do Sài Gòn Kim Hồng phối hợp với các doanh nghiệp phân bón và địa phương triển khai tại một số địa phương vùng ĐBSCL từ vụ đông xuân 2021 – 2022 đến vụ hè thu 2023 cũng khẳng định lợi thế vượt trội của giải pháp sạ cụm kết hợp bón phân vùi.

Cụ thể:

1. Điểm mô hình tại Vĩnh Thạnh Trung – Châu Phú – An Giang, vụ đông xuân 2021 – 2022

Sử dụng phân Đầu trâu tăng trưởng và Đầu trâu chắc hạt của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (phân bón Đầu Trâu):

  • Trên nền phân bón bón vãi 300 kg Đầu trâu tăng trưởng và 150 kg Đầu trâu chắc hạt (81 N – 45 P2O5 – 47 K2O), năng suất lúa mô hình sạ lan đạt 5,15 tấn/ha; trong khi đó trên nền phân bón vùi 240 kg Đầu trâu tăng trưởng và 150 kg Đầu trâu chắc hạt (70 N – 39 P2O5 – 43 K2O), mặc dù giảm 20% lượng phân Đầu trâu tăng trưởng so với mô hình sạ lan, nhưng năng suất mô hình sạ cụm bón vùi phân đạt 5,66 tấn/ha (tăng thêm 0,51 tấn/ha (10%) so với mô hình sạ lan bón phân vãi);
  • Theo đó, mô hình sạ cụm bón vùi phân đạt lợi nhuận 12.892.000 đồng/ha, cao hơn 4.422.000 đồng/ha so với mô hình sạ lan bón phân vãi chỉ đạt 8.470.000 đồng/ha (tăng thêm 52%). 
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các đại biểu tham quan máy sạ cụm tại sự kiện Agritechnica live, 2022.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các đại biểu tham quan máy sạ cụm tại sự kiện Agritechnica live, 2022.

2. Điểm mô hình tại 6 huyện: Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn và Tân Châu – An Giang, vụ hè thu 2023

Phân bón vùi sử dụng trong mô hình là phân NPK do Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Phân bón Bình Điền II (phân bón 2 Phong) sản xuất và phân phối. Phân gồm 2 chế phẩm: (1) Chế phẩm “lúa xanh” dùng bón thúc đẻ nhánh, với lượng khuyến cáo 240 - 260 kg/ha và (2) Chế phẩm “chắc hạt” dùng bón thúc đòng với lượng khuyến cáo 80 – 120 kg/ha.

Mô hình cho kết quả thực sự đáng ghi nhận:

  • Do bón vùi nên ruộng mô hình chủ động giảm 20% lượng phân bón “lúa xanh” so với quy trình bón vãi. Theo đó, lượng phân nguyên chất của ruộng mô hình (61 N – 37 P2O5 – 29 K2O) ít hơn nhiều so với ruộng đối chứng (108 N – 55 P2O5 – 44 K2O), nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng phát triển tốt.
  • Mặc dù lượng phân bón ruộng mô hình chỉ bằng 80% so với ruộng đối chứng nhưng năng suất lúa ruộng mô hình đạt cao: 6,82 tấn/ha, cao hơn 0,54 tấn/ha so với ruộng đối chứng: 6,28 tấn/ha (tăng thêm 8,6%).
  • Tổng lợi nhuận ruộng mô hình đạt 25.546.056 đồng/ha, cao hơn 6.423.792 đồng/ha so với ruộng đối chứng chỉ đạt 19.122.264 đồng/ha, tăng 33,6% lợi nhuận so với ruộng đối chứng.
  • Ruộng lúa mô hình nhờ sạ thưa theo phương pháp sạ cụm, ruộng lúa tiếp nhận đầy đủ ánh sáng trên nền phân bón cân đối, lại được vùi phân giúp rễ lúa ăn sâu nên phát triển cân đối, hạn chế tình trạng đổ ngã khá tốt so với ruộng đối chứng.
Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia Dith Tina tham khảo máy sạ cụm.

Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia Dith Tina tham khảo máy sạ cụm.

3. Điểm mô hình tại Tri Tôn – An Giang, vụ hè thu 2023

Sử dụng phân Đầu trâu tăng trưởng và Đầu trâu chắc hạt của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (phân bón Đầu Trâu):

  • Trên nền phân bón 300 kg Đầu trâu tăng trưởng + 100 kg Đầu trâu chắc hạt (77 N – 40 P2O5 – 32 K2O), năng suất lúa mô hình sạ lan đạt 5,4 tấn/ha, mô hình sạ cụm bón phân vãi đạt 5,83 tấn/ha; trong khi đó trên nền phân 210 kg Đầu trâu tăng trưởng + 100 kg Đầu trâu chắc hạt (60 N – 29 P2O5 – 27 K2O), mặc dù giảm 30% lượng phân lượng phân Đầu trâu tăng trưởng so với mô hình sạ lan và sạ cụm bón phân vãi, nhưng năng suất mô hình sạ cụm bón vùi phân đạt 6,33 tấn/ha (tăng thêm 0,93 tấn/ha - 17,2%) so với mô hình sạ lan bón phân vãi và 0,50 tấn/ha (tăng thêm 8,6%) so với mô hình sạ cụm bón phân vãi.
  • Theo đó, mô hình sạ cụm bón vùi phân đạt lợi nhuận 30.640.000 đồng/ha, mô hình sạ cụm bón phân vãi đạt lợi nhuận 25.175.000 đồng/ha và mô hình sạ lan bón phân vãi đạt lợi nhuận 21.841.000 đồng/ha, nghĩa là lợi nhuận mô hình sạ cụm bón vùi phân cao hơn 8.799.000 đồng/ha (tăng thêm 40,2%) so với mô hình sạ lan, và cao hơn cả so với mô hình sạ cụm bón phân vãi 5.465.000 đồng/ha (tăng thêm 19%).

Qua các kết quả thực tế trên cho thấy mô hình sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân đem lại kết quả thực sự đáng ghi nhận.

Qua đó, cũng có thể khẳng định sạ cụm có nhiều lợi thế hơn hẳn so với sạ lan, đồng thời nếu kết hợp sạ cụm với bón vùi phân cùng lúc với gieo sạ thì các lợi thế trên sẽ được khai thác triệt để, đem đến kết quả vượt trội so với các hình thức xuống giống khác.

Có thể nói: Giải pháp sạ cụm kết hợp bón vùi phân là “Cặp đôi hoàn hảo” trong canh tác lúa.

PGS.TS. Bùi Bá Bổng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT:

“Đối với canh tác lúa, hạn chế nhất hiện nay là việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ, tỉ lệ còn thấp. Nhìn về vài ba năm trước, khi ấy máy cấy được xem là rất tốt, nhưng triển khai thấy chi phí còn cao và khó ở khâu làm mạ, giá thể. Cho đến hiện tại, giải pháp sạ cụm bằng máy là khả thi và nếu bao phủ được trên đồng ruộng trong 5 năm tới là bước phát triển rất lớn”.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất