| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Thứ Sáu 02/06/2017 , 13:48 (GMT+7)

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) ngày 1/6 đã có công văn gửi các cơ quan thông tấn báo chí và các hiệp hội doanh nghiệp liên quan tới những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ...

Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Đối với mẫu vật (gỗ) tiền Công ước (xuất, nhập trước ngày Ban Thư ký CITES ban hành Thông báo số 2016/064 có hiệu lực) có hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp (loài Trắc, Cẩm lai, loài Giáng hương) sẽ được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn, giải quyết theo quy định…

Ảnh mang tính minh họa

Trước đó, một số cơ quan báo chí và Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phản ánh: Một số DN tại Hà Tĩnh đã nhập khẩu hợp pháp một lượng lớn gỗ trắc, cẩm lai, gỗ hương từ Lào về để xuất khẩu. Tuy nhiên theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 2 năm 2017 của Bộ NN-PTNT (ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES), các lô gỗ này sẽ phải có giấy phép CITES mới được XK, gây khó khăn cho DN…

Vấn đề này, Tổng cục Lâm nghiệp lý giải:

1. Việt Nam là thành viên CITES từ năm 1994. Từ đó đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ trách nhiệm thực thi các quy định của CITES trong kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật có tên trong các Phụ lục CITES.

Thực hiện Thông báo số 2016/064 ngày 06/12/2016 của Ban Thư ký CITES về hiệu lực áp dụng Phụ lục CITES sửa đổi, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT. Tại Điều 1 của Thông tư này quy định rõ: “ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES”.

Việc sửa đổi, bổ sung các Phụ lục CITES được thực hiện theo quy định tại Điều XV của Công ước CITES. Theo đó, năm 2013, loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis) được bổ sung vào Phụ lục II thuộc đối được phép buôn bán quốc tế nhưng phải có giấy phép CITES do cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia thành viên cấp; năm 2016, các loài thuộc chi Cẩm lai Dalbergia, loài Giáng hương Tây phi (Pterocarpus erinaceus) và một số loài khác được bổ sung vào Phụ lục II. Như vậy, Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT không quy định trình tự, thủ tục cấp phép CITES mà chỉ nội luật hóa Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.

2. Trước khi ban hành Thông tư 04 nêu trên, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES Việt Nam có văn bản số 375/CTVN-ĐVHD, ngày 27/12/2016 gửi các tổ chức, cá nhân liên quan về áp dụng Phụ lục CITES và đã đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp. Dự thảo Thông tư cũng đã được xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân ở trung ương và địa phương.

3. Tổng cục Lâm nghiệp thấy rằng, việc áp dụng các chính sách mới (Phụ lục CITES mới bổ sung, sửa đổi) sẽ có một số doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc áp dụng; Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, nắm bắt những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp để thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và Công ước CITES về giấy phép CITES.

Đối với mẫu vật (gỗ) tiền Công ước (xuất, nhập trước ngày Ban Thư ký CITES ban hành Thông báo số 2016/064 có hiệu lực) có hồ sơ xuất xứ, nguồn gốc hợp pháp (loài Trắc, Cẩm lai, loài Giáng hương) sẽ được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hướng dẫn, giải quyết theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

4. Tổng cục Lâm nghiệp luôn tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh gỗ hợp pháp; giao Cơ quan quản lý CITES Việt Nam làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân để giải đáp các thắc mắc liên quan.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm