| Hotline: 0983.970.780

Giáo viên học được gì ở Malaysia?

Thứ Tư 30/05/2012 , 10:48 (GMT+7)

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH) vừa tổng kết 1 năm thí điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn Malaysia.

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH) vừa tổng kết 1 năm thí điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn Malaysia.

Ông Lê Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo viên (Tổng cục Dạy nghề) cho hay, so với các nước trong khu vực, Malaysia là một nước có công tác dạy nghề phát triển mạnh, nhất là kinh nghiệm đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên. Hiện nay, Malaysia là nước duy nhất trong khu vực tổ chức Hội thi tay nghề cho giáo viên dạy nghề định kỳ 2 năm/lần với sự tham gia của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Lần thí điểm đào tạo này, Tổng cục Dạy nghề chọn Tập đoàn quốc tế SEGI (một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo lớn nhất Malaysia)- đơn vị đứng đầu trong việc triển khai khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Malaysia tại Việt Nam. Đợt đào tạo thí điểm này, Tổng cục đã lựa chọn được 96 học viên đào tạo nâng cao kỹ năng 4 nghề đang là thế mạnh của Malaysia gồm: Công nghệ ô tô, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp và hàn.

Ngoài ra cũng tổ chức thêm 2 lớp nghiệp vụ sư phạm theo chương trình Malaysia với số lượng 51 học viên. Kết quả sau 1 năm đào tạo, đã có 100% học viên đạt chứng chỉ bậc 3 kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm của Malaysia. Ngoài ra, các học viên còn được đánh giá cấp chứng nhận ngoại ngữ đạt được qua kỳ kiểm tra cuối khóa.


Các học viên theo học tại Malaysia

Tuy nhiên, theo Tổng cục Dạy nghề, trong tuyển sinh còn hạn chế là trình độ đầu vào có sự chênh lệch nhiều về trình độ kỹ năng nghề và kinh nghiệm, nên khó thiết kế chương trình bồi dưỡng phù hợp với tất cả các đối tượng. Chương trình bồi dưỡng chưa hoàn toàn phù hợp với trình độ đầu vào của các học viên.

Các học viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng đã nhiệt tình, tích cực, khắc phục khó khăn về sinh hoạt trong học tập cũng như các hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, vẫn còn có một số học viên ý thức kỷ luật chưa tốt, tinh thần thái độ học tập chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng của các khoá đào tạo, bồi dưỡng

Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của các học viên tham dự các khóa đào tạo còn yếu nên hạn chế trong quá trình giao tiếp và tiếp thu bài giảng. Thậm chí phiên dịch viên còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghề nên hạn chế trong dịch thuật.

Về chính sách đối với giảng viên đi học nước ngoài, bên cạnh một số trường rất quan tâm, tạo điều kiện (giữ nguyên lương, thưởng, cho tạm ứng trước thiền lương, hỗ trợ kinh phí đi học..) thì nhiều trường vận dụng cứng nhắc, không thống nhất, không tạo điều kiện cho giảng viên đi học (cắt giảm 60% lương và các khoản thu nhập khác) nên gây ảnh hưởng đến tư tưởng của học viên.

Theo Tổng cục Dạy nghề, sau khi được cử đi đào tạo về kết hợp với chương trình đào tạo đã được chuyển giao, các giáo viên có thể triển khai ngay các khoá đào tạo nghề theo chương trình tiên tiến và là hạt nhân để đào tạo nhân rộng.

Tổng cục Dạy nghề đề xuất, thời gian tới cần tiếp tục hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy các nghề đầu tư cấp độ khu vực ASEAN theo chương trình và tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Malaysia. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên dạy nghề trước khi ra nước ngoài để giúp họ có thể học trực tiếp bằng tiếng Anh theo các chương trình của nước ngoài.

Ban hành quy chế học tập áp dụng trong công tác đưa giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài; quy định về trách nhiệm và quyền lợi của các giáo viên được đi đào tạo, bồi dưỡng. Trước khi đi, cần tổ chức phổ biến nội dung học tập của khóa học, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể cho các học viên, phổ biến, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của Malaysia để các học viên nhanh chóng và dễ dàng thích nghi với điều kiện học tập mới ở nước ngoài.

Đặc biệt, việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải linh hoạt trên cơ sở đánh giá trình độ đầu vào của học viên theo nguyên tắc: Cần nội dung gì bồi dưỡng nội dung đó, tổ chức bồi dưỡng nên linh hoạt bằng nhiều hình thức. Ngoài ra, việc đào tạo giáo viên nên đi trước và đồng bộ với việc chuyển giao chương trình để bảo đảm sau khi được đào tạo, giáo viên có thể phát huy tác dụng ngay.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất