| Hotline: 0983.970.780

Giọt nước mắt mang tên hồ tiêu và giải pháp: Bài 3 - Giải pháp

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:46 (GMT+7)

Tháng 3/2019, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đã thành lập đoàn công tác, nhằm đánh giá tình hình sản xuất hồ tiêu tại Tây Nguyên. Phó Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Quý Dương làm trưởng đoàn.

Đoàn công tác đã làm việc với sở NN-PTNT 3 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông, sau đó đi kiểm tra thực địa mỗi tỉnh hai huyện trọng điểm sản xuất hồ tiêu và huyện có diện tích hồ tiêu bị chết nhiều nhất.

nh-1140419838
Người trồng khốn khổ vì tiêu chết

Hồ tiêu ở Tây Nguyên tập trung nhiều ở 3 tỉnh nêu trên với tổng diện tích khoảng trên 90.000ha. Cụ thể Gia Lai có 16.278ha trồng thuần (chưa kể diện tích tiêu chết năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019), Đăk Lăk có 38.616ha, Đăk Nông 34.113ha.

Trong hơn 90 ngàn ha của 3 tỉnh, qua kiểm tra đã có đến 10.050ha bị chết, chủ yếu là chết vào năm 2017 và 2018, còn trước đó thì rất khó để thống kê hết được. Cụ thể, ở Gia Lai, hồ tiêu bị chết tập trung ở 9 huyện, thành phố với 5.557ha (chết do mưa kéo dài thối rễ 4.535,44ha, chết do sâu bệnh 955,362ha, còn chết do già cỗi chỉ có 56,65ha). Hai huyện có diện tích tiêu chết lớn nhất ở Gia Lai là Chư Prông: 1.575ha và Chư Sê: 1.236ha. Có 32.278 hộ có tiêu bị chết ở tỉnh này.

Tại Đăk Lăk, có 2.774,21ha tiêu bị chết, trong đó chết do nhiễm bệnh chết nhanh là 1.058,28ha, chết do nhiễm bệnh chết chậm là 1.298,08ha, còn lại là chết do già cỗi.

Đăk Nông tuy có diện tích tiêu lớn hơn Gia Lai, nhưng diện tích tiêu bị chết lại thấp nhất trong 3 tỉnh: 1.827,7ha.

Sau khi kiểm tra thực địa ở những vườn tiêu bị chết, đoàn công tác đã ngồi lại cùng sở NN-PTNT các tỉnh, với các nhà khoa học thuộc Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), nhằm phân tích, tìm ra nguyên nhân do đâu tiêu chết hàng loạt, đặc biệt diện tích tiêu chết tăng đột biến trong năm 2018.

Năm 2018, mưa kéo dài liên tục trong nhiều tháng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để bệnh chết nhanh, chết chậm phát triển, làm tiêu chết hàng loạt. Tiêu chết chủ yếu ở 2 năm 2017 và 2018, cũng đúng vào thời điểm giá hồ tiêu "lao dốc không phanh", theo đó rất nhiều chủ vườn không đủ điều kiện để đầu tư chăm sóc vườn tiêu bị bệnh, có không ít vườn bị bệnh mà chủ vườn bỏ mặc vì không có tiền đầu tư, dẫn đến vườn cây chết hẳn.

Một nguyên nhân khác, đó là có không ít vườn tiêu đã chết từ các năm trước, nhưng không được thu gom tiêu hủy theo hướng dẫn của chuyên môn, đã tạo điều kiện cho nấm bệnh phát tán gây hại. Trồng tiêu không thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật như không đào rãnh thoát nước trong mùa mưa ở những vườn tiêu có độ dốc thấp, gây ngập úng dẫn đến thối rễ; nhiều hộ trồng tiêu bằng trụ gỗ, trụ bê tông mà không trồng cây che bóng mát, cây phủ đất, không phù hợp với sinh thái của cây hồ tiêu.

Một nguyên nhân nữa rất quan trọng, đó là do hệ lụy của những năm hồ tiêu được giá, nhiều hộ trồng tiêu ồ ạt, bất chấp sự khuyến cáo của cơ quan chuyên môn như trồng tiêu ngoài quy hoạch, trồng ở vùng đất không phù hợp; giống không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến bệnh bị lây nhiễm trên diện rộng; do giá tiêu lên cao nên nông dân muốn nhanh có sản phẩm, tiêu sai quả mà quá lạm dụng thuốc BVTV hóa học để khai thác tối đa về năng suất, canh tác theo lối bóc lột đất...

Qua khảo sát hiện trạng những vườn tiêu chết và đánh giá đúng nguyên nhân, đoàn công tác đã thống nhất với địa phương một số giải pháp chính, nhằm giúp nông dân khôi phục vườn tiêu. Cụ thể như đối với vườn tiêu bị chết, cần hướng dân nông dân thu gom, vệ sinh vườn tiêu, tiêu hủy toàn bộ tiêu chết; cày và xử lý đất để diệt mầm bệnh, nhất là mầm bệnh gây bệnh vàng lá, chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại cây hồ tiêu. Sau khi xử lý đất, cần chuyển đổi sang trồng loại cây khác như cà phê, chanh dây, bơ hoặc các loại rau quả khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu.

Với vườn tiêu có dấu hiệu bị bệnh vàng lá, chất nhanh, chết chậm... cần triển khai các biện pháp phòng trừ đặc hiệu, xử lý ngăn chặn, tiêu diệt mầm bệnh nhằm hạn chế lây lan sang vườn khác.

Vấn đề nước tưới cũng được đặt ra bởi mùa khô Tây Nguyên thường kéo dài và khốc liệt. Do vậy cần hướng dân nông dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước. Với những vườn dễ bị ngập úng vào mùa mưa, hướng dẫn nông dân xây dựng hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước tránh ngập úng.

Với công tác quản lý Nhà nước, nên tổ chức lại sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, HTX liên kết nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch, gắn với xây dựng cánh đồng lớn sản xuất hồ tiêu bền vững. Đặc biệt cần tăng cường công tác quản lý giống, phân bón, thuốc BVTV và vật tư nông nghiệp khác; xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định pháp luật; ngăn chặn kịp thời, tuyệt đối không để giống hồ tiêu kém chất lượng, nhiễm bệnh, vật tư nông nghiệp kém chất lượng đưa vào sản xuất gây thiệt hại cho nông dân…

Ông K'păh Thuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai: Cần Trung ương giúp đỡ, hỗ trợ người trồng tiêu

10-25-30_ong_kph_thuyen-_pho_chu_tich_ubnd_tinh_gi_li

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã kiến nghị, đề xuất với Trung ương hỗ trợ, giúp người dân trồng tiêu sớm tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ một phần cho người dân trồng tiêu bị thiệt hại do thiên tai (mưa lũ năm 2018) để khôi phục sản xuất; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp giãn nợ, giảm lãi suất vay và cho vay mới để giúp người dân trồng hồ tiêu tỉnh Gia Lai ổn định sản xuất; khoanh nợ cho các hộ nông dân có vay vốn trồng hồ tiêu bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ…

Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai: Xử lý đất, giải độc cho vườn tiêu

10-25-30_ong_truong_phuoc_n-_gim_doc_so_nn-ptnt_tinh_gi_li
Ông Trương Phước Anh (bên trái) trao đổi cùng PV NNVN

Nên nghĩ đến việc phát triển trồng dặm để khép vùng, khép vườn cây. Theo đó phải xử lý đất ngay từ bây giờ, với giải pháp là làm sạch đất. Tiếp tục là chọn giống sạch, giống đó phải được trồng khảo nghiệm ở Gia Lai 1 năm. Kết thúc mùa khô, bắt đầu sang mùa mưa xúc tiến trồng giặm ở diện tích 12.000ha còn lại.

Tiếp nữa là tiến đến xu hướng giảm dần, giảm hẳn phân khoáng và tăng dần phân hữu cơ, thông qua giải pháp xanh, xử lý phân chuồng ủ với men để tạo ra lượng phân có chất lượng sạch bệnh. Có vậy mới góp phần cải tạo đất, phục hồi vườn tiêu đã chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa dài và thâm canh quá mức. Hiện, tồn dư thuốc BVTV trong vườn tiêu còn lại (12.000ha) là quá lớn, việc giải độc vườn tiêu với các phương pháp trên là điều hết sức cần thiết.

Trong thời kỳ giá tiêu cao, nông dân sử dụng một số vườn cà phê già cỗi để trồng tiêu, thay vì phải tái canh cà phê. Do xử lý đất cũ ở vườn cà phê không tốt, thâm canh quá mức cộng thêm biến đổi khí hậu dẫn đến tiêu chết. UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt: Đất nào phải quay trở về với loại cây đó!

Ông Nguyễn Quang Ngọc - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu Tây Nguyên: Xây dựng bộ giống chuẩn

10-25-30_ong_nguyen_qung_ngoc-_pho_gd_phu_trch_tt_nghien_cuu_cy_ho_tieu_ty_nguyen

Chúng tôi đang phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), xây dựng quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, nhằm phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, mong tìm được giải pháp tưới hiệu quả nhất cho cây hồ tiêu phát triển. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để xây dựng quy trình sản xuất hồ tiêu bền vững; phối hợp với các doanh nghiệp cùng với nông dân xây dựng chuỗi liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Chúng tôi cũng trực tiếp nghiên cứu nhiều giải pháp chọn tạo giống vì giống rất quan trọng.

Hiện Việt Nam chưa có giống nào được công nhận chính thức, chủ yếu người dân trồng giống tiêu Vĩnh Linh khoảng trên 90% diện tích - là giống có chất lượng khá cao nhưng với một số lượng lớn, dẫn tới hệ lụy sâu bệnh dễ bùng phát do đơn điệu về giống.

Do đó, chúng tôi đang nghiên cứu giống với các biện pháp như chọn lọc tự nhiên hay lai tạo. Đối với cây công nghiệp thì quá trình này mất nhiều thời gian, có thể là 5 năm hoặc 10 năm vì còn thời gian khảo nghiệm nữa.

Đối với sâu bệnh, chúng tôi đang xây dựng hoàn thiện một phần phòng nghiên cứu về đất đai, phân tích dinh dưỡng đất và các chất ở trong đất có thể ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu và những cây trồng khác. Chúng tôi cũng đang xây dựng một phòng nghiên cứu vi sinh, nấm bệnh trên cây hồ tiêu.

Sắp tới, Trung tâm xây dựng một số quy trình chăm sóc hồ tiêu như trồng xen, trồng thuần. Chúng tôi cũng có những buổi tập huấn thông qua các dự án của khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn nông dân cách phòng trừ tốt nhất.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm