| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội kiểm tra ngẫu nhiên chợ dân sinh để kiểm soát an toàn thực phẩm

Thứ Sáu 08/12/2023 , 13:43 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên mẫu thực phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn để kiểm soát an toàn thực phẩm.

100% các chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm

UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP. Hà Nội trong năm 2023.

Qua đó nhằm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ hoàn thiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy định tại Đề án để được cấp biển nhận diện theo chỉ tiêu đề ra.

Phấn đấu đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, bố trí khu vực sản xuất kinh doanh tại các chợ trên địa bàn TP đáp ứng các yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm của pháp luật và TP.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ và xử lý nghiêm các vi phạm.

Một chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội. 

Một chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội. 

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh giao thương, kết nối các sản phẩm thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố về tiêu thụ tại Hà Nội và tại hệ thống chợ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) cho biết, đặc điểm của quận Nam Từ Liêm là tốc độ đô thị hóa rất mạnh, đi kèm đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hình thành thêm nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại.

Hiện toàn quận có 4 TTTM, 5 siêu thị và 9 chợ truyền thống, 3.996 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm (504 cơ sở do thành phố quản lý, 563 cơ sở do quận quản lý, còn lại Phường quản lý 2929 cơ sở).

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, song song với đó là những áp lực về tăng dân số cơ học, chăm sóc y tế và đặc biệt là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do đó, để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn quận, Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của quận Nam Từ Liêm đã tham gia và tổ chức tập huấn về ATTP, phòng chống bệnh gia súc, gia cầm đến từng người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng, từng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học, cơ quan xí nghiệp...

Ngoài ra, tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các mẫu thực phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn để kiểm soát, đánh giá tồn dư hóa chất trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trong sản phẩm thực phẩm, giám sát an toàn thực phẩm.

Đồng thời, tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe, hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu kiến thức ATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm cho 25 trường học thuộc mô hình kiểm soát ATTP với 2.500 học sinh tham dự.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết

Theo trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm, từ nay đến trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lễ hội Xuân 2024, quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP và chỉ đạo các đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra trọng tâm trọng điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đảm bảo đúng tiến độ, tránh chồng chéo.

100% cán bộ lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại trường học được bồi dưỡng kiến thức về ATTP. Trong đó 97,5% có kiến thức, thực hành đúng về ATTP.

100% bếp ăn trường học được kiểm tra theo quy định.

100% nguồn nguyên liệu thực phẩm đưa vào trường học được kiểm soát (có hợp đồng, hóa đơn truy xuất nguồn gốc).

Để đảm bảo ATTP dịp cuối năm, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường tháng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024. Trong đó, tập trung vào phát hiện xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc…

Chỉ đạo về công tác này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố nhấn mạnh, vào dịp cao điểm cuối năm và lễ Tết, lễ hội, tình hình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm gia tăng, công tác đảm bảo ATTP sẽ phức tạp hơn.

Nếu không có biện pháp kiểm soát các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng ăn uống sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, ý thức của người dân còn nhiều hạn chế.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ thống nhất ban hành kế hoạch bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội đầu năm 2024 (kéo dài 3 tháng), cao điểm từ 15/12/2023 đến Tết Dương lịch 2024, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2024.

Đồng thời, yêu cầu Ban Chỉ đạo công tác ATTP các cấp của thành phố rà soát lại phần việc, phân công nhiệm vụ, tổ chức lực lượng, xác định rõ các địa bàn trọng điểm, các lĩnh vực trọng tâm để triển khai hiệu quả nhất.

Theo đó, Hà Nội giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội là đầu mối bố trí trực, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân 24/7. Công khai số điện thoại đường dây nóng bằng số điện thoại cá nhân để tiếp nhận thông tin của người dân bất cứ lúc nào.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.