| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Quận Ba Đình lập 14 đội bắt chó thả rông

Chủ Nhật 04/10/2020 , 15:02 (GMT+7)

Ngày 4/10, lãnh đạo Trạm thú y quận Ba Đình cho biết, đội bắt chó tại 14/14 phường của quận đã bắt đầu hoạt động cách đây hai tuần.

Cả 14/14 phường của quận Ba Đình đã lập đội chuyên trách bắt chó thả rông. Ảnh: Báo Dân trí.

Cả 14/14 phường của quận Ba Đình đã lập đội chuyên trách bắt chó thả rông. Ảnh: Báo Dân trí.

Mục đích thành lập các đội này dựa theo kế hoạch xây dựng vùng an toàn về bệnh dại động vật của UBND quận.

Mỗi đội có từ 6-8 người gồm bảo vệ tổ dân phố, công an, tư pháp, y tế, nhân viên thú ý phường, cán bộ chuyên trách bắt chó, được tập huấn kiến thức phòng bệnh dại, kỹ năng bắt chó thả rông...

UBND quận Ba Đình cho biết, trong đợt ra quân vừa qua, đội chuyên trách đã bắt được nhiều chó thả rông, xử phạt tổng cộng 4,5 triệu đồng. Nhiều trường hợp đội chuyên trách chỉ nhắc nhở chủ chó thả rông ra ngoài đường; mức phạt mỗi trường hợp từ 1-2 triệu đồng.

“Với chó thả rông, đội chuyên trách sẽ bắt mang về phường để xử lý. Cụ thể, nếu sau 48 giờ lưu giữ tại phường, mà không có chủ đến nhận thì chúng tôi sẽ bàn giao chó cho Trung tâm động vật Hà Nội hoặc Học viện Nông nghiệp”, đại diện UBND quận Ba Đình cho biết hướng xử lý.

Ngoài việc thành lập lực lượng bắt chó thả rông, quận Ba Đình cũng xây dựng đội tuyên truyền người dân không thả rông chó trên các tuyến phố và đề nghị người dân đem chó mèo đi tiêm phòng.

Ba Đình là quận thứ hai của Hà Nội lập đội săn bắt chó thả rông phòng bệnh dại. Trước đó, cuối năm 2018, quận Thanh Xuân tổ chức các đội tương tự nhưng đến nay không còn hoạt động thường xuyên.

Theo Nghị định 04/2020 của Chính phủ, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng. Người nuôi để chó mèo phóng uế nơi công cộng bị phạt 100-300 ngàn đồng.

Chó thả rông bị bắt sau 48 giờ không có người nhận, sẽ được được đến các trung tâm cứu hộ động vật.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.