| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội quyết tâm tiên phong tiếp cận với sức khỏe cây trồng

Thứ Ba 05/07/2022 , 07:07 (GMT+7)

Từng đi đầu trong triển khai hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), Hà Nội sẽ quyết tâm tiên phong triển khai chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM).

Bà Lưu Thị Hằng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội cho biết: Từ năm 2005, được sự hướng dẫn của Cục BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội đã triển khai một số thí nghiệm về hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) thông qua các lớp học đồng ruộng về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên lúa. Mục đích của chương trình là xây dựng mô hình để đánh giá tác động, hiệu quả, làm cơ sở để từng bước mở rộng diện tích.

Đoàn cán công tác của Cục BVTV và Sở NN-PTNT Hà Nội kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa áp dụng phương pháp SRI tại huyện Ứng Hòa vụ đông xuân 2022. Ảnh: TL.

Đoàn cán công tác của Cục BVTV và Sở NN-PTNT Hà Nội kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa áp dụng phương pháp SRI tại huyện Ứng Hòa vụ đông xuân 2022. Ảnh: TL.

Trên cơ sở đó, hàng năm, Hà Nội tổ chức 25 - 30 lớp tập huấn, đào tạo về SRI, triển khai xây dựng từ 5 - 6 mô hình. Nhờ đó, đến nay diện tích áp dụng SRI đã tăng lên 5 nghìn ha.

Về phương pháp, Hà Nội đi từng bước chắc chắn, từ những thí nghiệm nhỏ đến nhân rộng ra mô hình; ban hành quy trình sản xuất SRI phù hợp với các địa phương trên địa bàn; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những nội dung, lợi ích của chương trình đến đông đảo người dân qua các kênh khác nhau... Từ đó, giúp người dân từng bước tiếp cận, học tập, áp dụng.

Với sự nỗ lực, quyết tâm, đến nay, trong tổng diện tích canh tác lúa của Hà Nội hơn 83.000ha thì diện tích áp dụng SRI đã chiếm trên 70% và áp dụng SRI toàn phần khoảng 6% (5.000ha).

Thời gian tới, với hiệu quả kinh tế, môi trường... mà canh tác SRI mang lại, Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ tham mưu cho Sở NN-PTNT, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổng thể, dài hơi để triển khai SRI đồng bộ trên toàn bộ địa bàn Thành phố.

Theo nghiên cứu, đánh giá, nếu canh tác lúa áp dụng SRI toàn phần, lượng giống có thể giảm từ 50 - 70%; lượng phân bón sử dụng cũng giảm nhiều so với canh tác truyền thống; lượng nước cung cấp cho ruộng lúa có thể tiết kiệm được 2 - 3 lần. Bên cạnh đó, do cấy thưa nên cây lúa được quang hợp tốt hơn, giảm nguy cơ nhiễm các loại sâu bệnh như rầy, sâu quấn lá, khô vằn, đạo ôn...

Hiện nay, Cục BVTV đã và đang triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo giảng viên nguồn, xây dựng mô hình để nhân rộng IPHM). Ảnh: Trung Quân.

Hiện nay, Cục BVTV đã và đang triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo giảng viên nguồn, xây dựng mô hình để nhân rộng IPHM). Ảnh: Trung Quân.

Hiện nay, do đa phần diện tích người dân canh tác các giống lúa chất lượng cao nên khi áp dụng biện pháp SRI, sẽ giúp người dân giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng, tiêu thụ thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo bà Lưu Thị Hằng, đối với Hà Nội, chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là chương trình cần được tiếp cận và triển khai rộng rãi để ngành nông nghiệp Thành phố phát triển phù hợp với xu thế hiện nay. Bởi lẽ, IPHM không chỉ giúp đảm bảo về năng suất cây trồng, an ninh lương thực mà vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, giảm phát thải khí nhà kính... cũng được nâng cao.

Do đó, từ những giảng viên IPHM ban đầu, Hà Nội sẽ lan tỏa chương trình thông qua các lớp thực hành đồng ruộng cho nông dân tại các quận, huyện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Ngoài hoạt động đó, Hà Nội sẽ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp chính quyền địa phương, hộ sản xuất nắm được phương pháp tiếp cận.

Cũng theo bà Hằng, muốn thay đổi thói quen canh tác truyền thống ăn sâu bám rễ của người dân, phải giúp họ "mắt thấy, tay sờ". Do đó, cần xây dựng được các mô hình trình diễn để người dân tiếp cận, học tập, thực hành. Tuy nhiên, muốn xây dựng mô hình thì phải có ngân sách để triển khai.

Vì vậy, bà Hằng kiến nghị Cục BVTV cần sớm ban hành kế hoạch hành động, nội dung chương trình, khung đào tạo để các tỉnh có cơ sở triển khai. Dựa trên những nội dung đó, Hà Nội sẽ quyết tâm tiên phong vào cuộc, xây dựng kế hoạch, đề xuất với Thành phố kinh phí để thực hiện.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.