| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội tập dượt thi THPT quốc gia 2017

Thứ Ba 28/02/2017 , 08:01 (GMT+7)

Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các trường THPT, trung tâm GDTX tổ chức khảo sát cho học sinh lớp 12 trên toàn thành phố. 

Đợt khảo sát sẽ được thực hiện như thi THPT quốc gia năm 2017.

14-43-21_gd-27-2
Học sinh THPT Hà Nội tìm hiểu về kỳ thi THPT quốc gia 2017
 

Cụ thể, theo công văn Hướng dẫn thực hiện kiểm tra, khảo sát đối với lớp 12 THPT của Hà Nội, mỗi học sinh dự kiểm tra 4 bài, trong đó có 3 bài kiểm tra bắt buộc (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh) và một bài kiểm tra tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Riêng học viên học chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).

Hình thức kiểm tra: Môn Ngữ văn kiểm tra theo hình thức tự luận, các bài kiểm tra còn lại kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.

Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ ra đề kiểm tra khảo sát theo nội dung chương trình quy định, bám sát cấu trúc, mức độ đề thi của kì thi THPT quốc gia. Phạm vi kiến thức kiểm tra khảo sát theo kế hoạch dạy học tính đến hết ngày 11/3/2017.

Việc tổ chức khảo sát cũng được giao trách nhiệm cho các cụm trưởng THPT trong việc xác lập điểm thi (có thể thiết lập điểm thi liên trường). Công tác sao in đề thi, coi thi, chấm thi được thực hiện như quy định thi THPT quốc gia.

Dự kiến thời gian khảo sát là 2,5 ngày, từ ngày 20/3 đến hết sáng 22/3. Chậm nhất ngày 31/3/2017, các Cụm trưởng trường THPT nộp kết quả kiểm khảo sát của các trường, trung tâm trong cụm.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Sở không bắt buộc các trường lấy điểm từ kết quả thi mà tùy theo điều kiện của mỗi trường có thể lấy kết quả cho điểm kiểm tra thường xuyên. Không dùng kết quả này cho điểm kiểm tra định kỳ.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.