| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội xây nhà máy xử lý rác 2000 tấn/ngày

Chủ Nhật 19/09/2010 , 09:09 (GMT+7)

Nhà máy được xây dựng trên diện tích khoảng 15ha, tổng kinh phí đầu tư 140 triệu USD.

Sáng 18/9, tại Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã phát lệnh khởi công Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt 2000 tấn/ngày-đêm.

Đây là dự án tiên phong, quy mô lớn trong lĩnh vực xử lý môi trường của thành phố Hà Nội và của cả nước, được đầu tư theo hình thức BOT.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác sinh hoạt này do Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) làm chủ đầu tư với số vốn 140 triệu USD, trong đó số vốn giai đoạn 1 hơn là 40 triệu USD, giai đoạn 2 là 100 triệu USD.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC cho biết, nhà máy được xây dựng với công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, không gây ô nhiễm thứ cấp, sản xuất ra các sản phẩm như phân compost, các vật liệu tái chế sử dụng được, vật liệu san lấp và phần phế thải sau xử lý còn lại chỉ chôn lấp nhỏ hơn hoặc bằng 10% lượng rác đầu vào.

Sản phẩm đầu ra của nhà máy đã được Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Jacks bao tiêu và một phần sản phẩm được xuất khẩu sang Malaysia.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích khoảng 15ha, trong đó đầu tư giai đoạn 1 trên diện tích khoảng 8,85ha và giai đoạn 2 khoảng 6,15ha. Công trình gồm các hạng mục: Trạm cân, khu tiếp nhận rác, ba hố thu rác, khu chứa rác cồng kềnh, khu ép rác tái chế, khu nghiền-ép rác thành kiện, khu sản xuất phân compost, bãi lưu trữ, trạm xử lý nước thải, hồ thu nước thải, nhà điều hành...

Dự kiến, cuối năm 2011, nhà máy sẽ đi vào vận hành và sau 25 năm kể từ thời điểm vận hành, công ty sẽ chuyển giao nhà máy cho thành phố quản lý.

Hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hà Nội ước khoảng 5000 tấn/ngày-đêm, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Việc xử lý chất thải rắn, hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.