| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội yêu cầu hạn chế đào cắt ngang đường

Chủ Nhật 16/05/2010 , 14:43 (GMT+7)

Hà Nội vừa yêu cầu chủ đầu tư các công trình đào đường thu hồi vật tư để tái sử dụng, đồng thời hạn chế đào cắt ngang đường.

Hà Nội vừa yêu cầu chủ đầu tư các công trình đào đường thu hồi vật tư để tái sử dụng gạch block vào các dự án cải tạo, chỉnh trang hè các tuyến phố nhỏ, đồng thời, hạn chế đào cắt ngang đường.

Dịp này, UBND thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện rà soát các vị trí trung tâm, trọng điểm tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình, dự án liên quan tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thành phố nhắc nhở, cần tập trung vào một số khu vực, tuyến phố, công viên như khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây và trung tâm Ba Đình, công viên Hòa Bình, Thống Nhất...

Hàng loạt tuyến phố của Hà Nội đang bị đào xới

UBND thành phố cũng chỉ đạo chủ đầu tư các công trình sử dụng đồng nhất loại gạch Terazo để lát hè các tuyến Phố Huế - Hàng Bài, Giảng Võ - Láng Hạ.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố còn 76 dự án chỉnh trang đô thị đang hoặc chuẩn bị được thực hiện, trong đó có 25 dự án hạ ngầm, 5 dự án sắp xếp các đường dây đi nổi. Để triển khai các dự án này, cả trăm tuyến phố bị đào bới vỉa hè, lòng đường... trong đó, không ít đơn vị đào cắt ngang đường gây trở ngại cho người tham gia giao thông.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.