| Hotline: 0983.970.780

Hàng nghìn tấn hàng ùn ứ tại cảng Nghi Sơn

Thứ Tư 17/10/2012 , 18:19 (GMT+7)

Do đơn vị quản lý cảng Nghi Sơn đòi tăng phí trung chuyển lên mức 45.000 đồng/tấn hàng hóa, khiến hàng nghìn tấn hàng ùn ứ tại cảng.

Do đơn vị quản lý cảng Nghi Sơn đòi tăng phí trung chuyển lên mức 45.000 đồng/tấn hàng hóa, khiến hàng nghìn tấn hàng ùn ứ tại cảng suốt từ chiều ngày 16/10 tới trưa ngày 17/10.

Theo ghi nhận, đến 14 giờ ngày 17/10, hàng chục chiếc xe tải chở hàng nghìn tấn xi măng của Tổng Cty CP Hợp Lực đang chờ xuống tàu chở đi Quy Nhơn đang nối đuôi nhau đậu tại khu vực gần cổng cảng Nghi Sơn chờ xuống hàng. Ngoài ra, tại đây còn hàng nghìn tấn hàng của nhiều doanh nghiệp vận tải cũng đang bị ùn ứ.


Hàng nghìn tấn xi măng ùn ứ dọc tuyến đường vào cảng

Qua tìm hiểu được biết nguyên nhân dẫn tới sự việc trên là do đơn vị quản lý cảng đòi tăng phí trung chuyển lên mức 45.000đ/tấn hàng hóa (phí trước đây là 33.800đ/tấn). Phía các doanh nghiệp vận tải cho rằng trong thời gian chưa đầy 10 tháng, phía Cảng Nghi Sơn đã tăng phí tới ba lần và tăng cao nhất trong hệ thống cảng biển Việt Nam là rất bất hợp lý.

Trước đó, vào lúc 22h, tối ngày 16/10, phía cảng Nghi Sơn đã đồng ý làm việc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo cảng Nghi Sơn vẫn bặt vô âm tín khiến tình hình càng trở nên phức tạp.

Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa - khẳng định hiện nay, các nhà máy xi măng đăng phải thực hiện chính sách kích cầu, khuyến mãi, giảm giá vì mặt hàng này đang bị tồn đọng, bởi việc xây dựng các công trình trên cả nước gặp nhiều khó khăn. Việc Ban quản lý cảng Nghi Sơn đường đột tăng giá vào thời điểm này khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, khó khăn chồng chất.


Các doanh nghiệp vận tải bức xúc vì hàng không được thông qua cảng

“Việc tăng giá của Ban quản lý cảng Nghi Sơn đã vi phạm điều khoản ký kết trong hợp đồng kinh tế. Nếu có tăng đi chăng nữa thì phải tính toán một cách hợp lý và áp dụng vào thời điểm thích hợp. Họ không nghĩ tới khó khăn của các doanh nghiệp vận tải, các nhà máy sản xuất trong thời điểm này”, ông Đệ cho biết thêm.

(Theo DT)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.