| Hotline: 0983.970.780

Hành trình người nhập cư lậu tới châu Âu: [Bài 1] Cái chết chờ sẵn

Thứ Ba 29/10/2019 , 08:46 (GMT+7)

39 người, nghi là dân nhập cư trái phép, hồi tuần trước được phát hiện đã chết trong thùng xe container ở hạt Essex, Anh. Thảm kịch một lần nữa làm bật những nguy cơ từ cuộc khủng hoảng nhập cư ở Anh nói riêng và châu Âu nói chung.

1152032685
Chiếc xe container chở 39 thi thể nghi là người nhập cư được phát hiện ở hạt Essex, Anh, ngày 23/10. Ảnh: Reuters.

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người đang dấn thân vào hành trình nguy hiểm này và con đường họ lựa chọn là gì?

Sử dụng những chiếc thuyền nhỏ vượt qua eo biển Anh vẫn là một trong những phương thức phổ biến nhất mà những người nhập cư trái phép chọn. Nguyên nhân chính đơn giản nằm ở thực tế là để hoàn thành hành trình đến Anh trên xe tải thường khó khăn hơn rất nhiều lần, theo Sky News.

Năm qua, nhà chức Anh đã chặn đứng hàng chục con thuyền nhỏ, đa phần đều chở quá tải, ở vùng biển phía đông nam nước này. Một bức tường dài 1,6 km được xây trên con đường dẫn tới thành phố cảng Calais, Pháp, hồi năm 2016, trong một nỗ lực nhằm chặn đứng dóng người nhập cư trái phép. Calais từng tồn tại một trại nhập cư trái phép, tập trung từ 6.000 - 8.000 người nhưng chính phủ Pháp đã xóa bỏ nó.

Đầu năm 2018, chính phủ Anh cam kết dành 45 triệu bảng (hơn 57,5 triệu USD) nhằm tăng cường biện pháp an ninh tại các cảng bên eo biển Anh.

Tuy nhiên, bất chấp những biện pháp từ chính quyền, những kẻ buôn người vẫn tìm được cách vào Anh và thu lơi hàng trăm triệu USD từ hoạt động phi pháp.

Xe container được phát hiện với 39 thi thể ở Essex ngày 23/10 vào Anh tại Purfleet và đậu tại vùng Thurrock. Tuy nhiên, vùng bờ biển hạt Kent, đặc biệt là khu vực gần thị trấn Dover, mới là nơi nhiều người nhập cư trái phép bị chặn lại nhất. Hầu hết các con thuyền chở người nhập cư đều khởi hành từ vùng bờ biển phía bắc nước Pháp, xung quanh thành phố Calais.

Bộ Nội vụ Anh từ chối cung cấp con số người nhập cư trái phép từ Pháp vào nước này bằng thuyền qua đường eo biển từ tháng 12/2018 đến tháng 10 năm nay.

Qua đối chiếu dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm cả hồ sơ cảnh sát và báo cáo địa phương, Sky News tính toán con số có thể lên tới 1.456 người.

Bộ Nội vụ nói đã trả về “trên 85 người” trong năm nay,chỉ bằng 6% số người nhập cư trái phép vào Anh.

Lực lượng Biên phòng hồi tháng 9 ngăn chặt 86 người nhập cư ở eo biển Anh, con số cao nhất từ trước tới nay, tính trong một ngày. Sự gia tăng đột biến các vụ vượt biên bằng đường biển bắt đầu từ cuối năm 2018. Đến nay, mới chỉ có một người nhập cư bằng thuyền thiệt mạng. Nạn nhân là một phụ nữ Iran tên Mitra Mehrad. Thi thể của Mehrad được tìm thấy sau khi cô bị rơi khỏi thuyền trên eo biển Anh ngày 9/8.

Phân tích từ Sky News cho thấy trong 100 vụ mà quốc tịch của người ngồi trên thuyền được công bố (tính tới ngày 15/9), 95 vụ có ít nhất một người Iran, trong khi hầu hết các vụ có chủ yếu hoặc tất cả là người Iran. 

Người nhập cư từ 28 nước khác nhau được cho là đã vào Anh, theo một cuộc điều tra dân số hồi tháng 11 năm ngoái bởi liên minh các tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả tổ chức Trợ giúp Người tị nạn.

Theo điều tra, người Iran là nhóm lớn nhất ở Calais (chiếm 38,8%) nhưng không chiếm đa số bởi người Eritrea, Afghanistan và Sudan cũng chiếm tỷ lệ tương tự.

Đến châu Âu trên những con thuyền quá tải là cách nhiều người nhập cư trái phép lựa chọn dù rủi ro cao. Ảnh: Reuters.

Frontex, cơ quan thuộc Liên minh châu Âu (EU) chịu trách nhiệm về biên giới của khối, cho biết thành phần người nhập cư vào khối đã thay đổi kể từ sau cuộc khủng hoảng hồi năm 2016 chứng kiến hàng trăm nghìn người vượt Địa Trung Hải vào đất liền qua vùng Balkan.

Dữ liệu cho thấy một phần lời giải thích cho sự gia tăng đột biến người Iran đến Calais có thể do việc thiếu vắng những yêu cầu thị thực khắt khe tại các quốc gia dọc theo tuyến đường.

Thổ Nhĩ Kỳ không yêu cầu visa đối với người Iran ở lại ít hơn 90 ngày, đồng nghĩa với khả năng ra vào tự do.

Năm 2017, Serbia đã đơn phương xóa bỏ yêu cầu thị thực đối với công dân Iran.

Frontex cho biết trong một báo cáo năm 2018 rằng sự thay đổi chính sách visa mà Serbia đưa ra làm tăng khả năng người nhập cư Iran sử dụng nơi đây như một điểm khởi đầu trong hành trình nhập cư vào Tây Âu, ngoài việc tận dụng chính sách thị thực tự do của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cánh cửa càng mở rộng hơn khi từ mùa xuân năm 2018, hai hãng hàng không Iran mở các chuyến bay thường xuyên từ Tehran đến Belgrade, thủ đô Serbia.

Kênh truyền hình N1 của Bosnia cho hay số lượng người Iran vào nước này đã tăng 10.000%, sau khi 20.000 người tới Belgrade nhờ chính sách visa dễ dàng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.