| Hotline: 0983.970.780

Hé lộ những bí mật phi cơ tàu sân bay

Thứ Tư 05/12/2012 , 13:19 (GMT+7)

Sự kiện phi cơ J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay cũ mua lại của Ukraine mang tên Liêu Ninh được các tờ báo Trung Quốc tung hô nhiệt liệt...

Sự kiện phi cơ J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay cũ mua lại của Ukraine mang tên Liêu Ninh được các tờ báo Trung Quốc tung hô nhiệt liệt và không ngừng cạnh tranh thông tin về sự kiện này.

>> Cá mập bay J-15
>> Khám phá máy bay chiến đấu Trung Quốc

Theo giới phân tích quân sự quốc tế, việc phi cơ có thể thành công cất hạ cánh trên tàu sân bay được coi là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc vận hành công cụ luôn được cho là tiêu chí đánh giá sức mạnh hải quân của một quốc gia.

Chế tạo phi cơ tàu sân bay trong 10 tháng?

Ít ngày sau khi hình ảnh và video về việc J-15 cất hạ cánh trên tàu sân bay được truyền thông Trung Quốc đăng tải, cư dân mạng nước này lên cơn sốt về cái gọi là “tàu sân bay Style”, giống như video clip ca nhạc Hàn Quốc đângq gây sốt ở một số nước châu Á mang tên Gangnam Style.

Một số chuyên gia quân sự Mỹ nói họ ít nhiều bất ngờ trước việc Bắc Kinh sở hữu kỹ thuật phi cơ trên tàu sân bay, trước đó đa phần giới quan sát cho rằng Trung Quốc cần ít nhất hai năm để hoàn thiện kỹ năng cực khó này.

Theo Hải quân Trung Quốc, kỹ sư La Dương - cha đẻ phi cơ tàu sân bay nước này đã âm thầm nghiên cứu và thiết kế J-15 cho tàu sân bay Liêu Ninh từ năm ngoái. Từ bản vẽ thiết kế đến việc J-15 lên tàu Liêu Ninh diễn ra chỉ trong 10 tháng, khiến báo chí Trung Quốc không ngớt tung hô.

Tuy nhiên, báo Nước Nga ngày nay cho rằng việc Bắc Kinh đưa được J-15 lên tàu sân bay cũng không hẳn là điều quá kinh ngạc, bởi J-15 gần như sao chép hoàn toàn công nghệ chiếc Su-33 Nga. Hơn nữa, tàu sân bay Liêu Ninh thực chất là tàu do Liên Xô (cũ) sản xuất, nên việc một máy bay “vỏ Trung Quốc, ruột Nga” có thể hoạt động trên Liêu Ninh là điều bình thường.

Đáp lại, các trang mạng quân sự Trung Quốc nói một cách yếu ớt rằng: “Tuy Trung Quốc có vay mượn những kỹ thuật của Su-33 nhưng hoàn toàn chỉ là mặt hình dáng - khí động học, còn động cơ và nhiều kỹ thuật khác đã được cải tiến phù hợp yêu cầu riêng của Trung Quốc”. Dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận J-15 không chỉ “giống” Su-33 mà còn có cơ chế hoạt động và hệ thống vũ khí cũng “giống” hoàn toàn.

Tuyển chọn phi công khắc nghiệt

Mạng tin Sina của Trung Quốc dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng có 4 phi công đã tham gia thử nghiệm thành công trong vụ J-15 cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Nguồn tin của Sina cũng nói, từ khi bắt đầu đưa tàu sân bay vào sử dụng trong thế kỷ trước, ít nhất 1.000 phi công Mỹ đã thiệt mạng trong các phi vụ trên tàu sân bay. Vì thế, phi công trên tàu sân bay được tuyển lựa cực kỳ khắc nghiệt, “phải nói rằng đào tạo phi công hoạt động trên tàu sân bay khó hơn rất nhiều so với phi công chiến đấu thông thường”, nguồn tin của Sina nói.

Theo đó, Trung Quốc lựa chọn những phi công có tuổi đời từ 35 trở xuống, từng sử dụng được ít nhất 5 loại chiến đấu cơ, thời gian bay tối thiểu 1.000 tiếng đồng hồ. Thậm chí, những phi công này còn phải đáp ứng điều kiện từng có kinh nghiệm bay hơn 500 tiếng đồng hồ với 3 loại chiến cơ khác nhau và từng góp mặt trong những lần huấn luyện, biểu diễn tầm cỡ quốc gia.

Sở dĩ người Trung Quốc chọn lựa khắt khe như vậy bởi phi công cần đáp ứng hai điều kiện: Sức khỏe, tâm lý.

Về mặt sức khỏe, khi phi cơ hạ cánh xuống tàu sân bay, phi công sẽ phải chịu lực cản cơ học cực lớn. Những bộ phận cơ thể như cổ, lưng, gáy phải chịu áp lực thường xuyên dễ gây bệnh mãn tính, thậm chí tử vong. Hơn nữa, do quán tính khi hạ cánh, máu sẽ dồn nhiều về não bộ khiến phi công nảy sinh hiện tượng “đỏ mắt” - nghĩa là nhìn mọi thứ xung quanh đều thành màu đỏ.

Về mặt tâm lý, phi công phải vượt qua cảm giác “đâm vào tường” khi máy bay cất cánh. Khi hạ cánh xuống tàu sân bay, để tránh việc cáp hãm đà móc trượt vào càng hãm trên máy bay, phi công phải giảm vận tốc đến mức tối đa - điều cực nguy hiểm với máy bay bởi nó có thể rơi đột ngột do vận tốc quá thấp.

Cảm giác khi hạ cánh xuống tàu sân bay được phi công Trung Quốc mô tả là “như đối diện với cái chết”, một thách thức cực lớn về tâm lý.

Gây bất ngờ cho người Nga

Mạng tin Sina dẫn nguồn báo Nước Nga ngày nay nói rằng, người Nga rất bất ngờ trước việc Trung Quốc chế tạo được càng hãm trên máy bay và hệ thống cáp hãm trên Liêu Ninh.

“Càng hãm cực nhỏ và chịu lực tốt như thế, không phải điều đơn giản. Bởi càng hãm to thì dễ làm nhưng ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu cơ động của máy bay”, mạng tin Sina dẫn lời chuyên gia Nga.

Một điều nữa được Hải quân Trung Quốc nói là điều họ vốn nghĩ là “cửa ải không thể vượt qua” khi có kế hoạch đưa J-15 lên tàu sân bay Liêu Ninh, đó là hệ thống cáp hãm đà và đường băng.

Do yêu cầu về sức chịu lực, chịu điều kiện muối biển ăn mòn nên các kỹ sư Trung Quốc ban đầu gần như bó tay. Sau đó, họ được “cử sang một quốc gia khác để nghiên cứu và học hỏi công nghệ”, thử thách này mới được vượt qua.

Kỹ sư Lý Phương - một trong những người tham gia thiết kế J-15 nói các kỹ sư Trung Quốc gặp trở ngại lớn nhất về công nghệ hàn các ụ nối của cáp hãm đà và càng hãm.

"Công nghệ máy bay truyền thống của chúng tôi không làm được điều này, mối hàn luôn bị bật tung do không chịu được quán tính quá lớn của máy bay khi hạ cánh”, Lý Phương nói với mạng tin Sina.

Sau đó, các kỹ sư phụ trách thiết kế và kỹ sư thi công cùng nhóm chuyên gia “được cử ra nước ngoài học hỏi” đã cùng nhau dùng công nghệ hàn tiên tiến để khắc phục khó khăn này. Đương nhiên, công nghệ hàn lấy của quốc gia nào là điều báo chí Trung Quốc không hé lộ.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm