| Hotline: 0983.970.780

'Hiến kế' diệt lúa ma

Thứ Sáu 22/04/2022 , 07:35 (GMT+7)

LONG AN Quê tôi là vùng lúa nước trời, mỗi năm 2 vụ lúa, hè thu và đông xuân, nên để diệt lúa ma, bà con thường sẽ lợi dụng vào chu kỳ tự nhiên hàng năm.

Đọc bài viết “Lúa ma lấn át lúa thường” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 1/4/2022, tôi xin được hiến kế cách diệt lúa ma trên 4 công ruộng do tôi canh tác trong nhiều năm qua nói riêng và của nông dân xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nói chung.

Vì sao có lúa ma?

Lúa ma là tên gọi phổ biến của quê tôi vì một lý do rất đơn giản: Những hạt lúa này nằm trong lòng đất nẩy mầm rất mạnh, lên nhanh, cây mạ xinh tươi tốt, chu kỳ phát triển cây lúa ma cũng tốt, nhưng cuối cùng gần đến lúc thu hoạch thì chỉ còn lại… trơ thân cây vì hạt lúa ma đều rụng xuồng nền đất ruộng lúa lúc nào không hay.

Nông dân Thái Bình vất vả vì lúa ma 'chèn ép' lúa thường, mất rất nhiều công nhổ bỏ trong vụ lúa đông xuân năm nay. Ảnh: Trung Quân.

Nông dân Thái Bình vất vả vì lúa ma "chèn ép" lúa thường, mất rất nhiều công nhổ bỏ trong vụ lúa đông xuân năm nay. Ảnh: Trung Quân.

Bài liên quan

Người dân quê tôi còn gọi lúa ma là lúa cỏ hay lúa nền. Nguyên nhân có lúa ma, theo tôi không có gì là lạ. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì lúa ma được hình thành từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, thường thì các giống lúa được nông dân gieo sạ hiện nay là giống được lai tạo từ các giống lúa có nhiều ưu điểm vượt trội như thấp lùn, cứng cây, chịu mặn, năng suất cao, có mùi thơm... Vì thế nên tính đặc trưng về giống chỉ còn giữ lại ở thể F1. Sau 1 vụ gieo sạ và thu hoạch giống xác nhận, qua vụ thứ 2, thứ 3, giống bị phân ly và lộ ra các cây lúa như hạt lúa đen, hoặc có sọc đen, năng suất thấp, kích cỡ hạt gạo không đều, có đầu ruồi (đen đầu) trông không bóng mượt. Nếu cứ tiếp tục lấy lúa ấy làm giống tiếp thì sẽ xảy ra hiện tượng lúa ma.

Thứ hai, trong khi thu hoạch, thường thì máy gặt đập liên hợp hoặc máy phóng lúa sẽ thải ra một số hạt lúa lép, lửng cùng với rơm rạ. Những hạt lúa này sẽ vùi vào đất, rất dễ nẩy mầm ở vụ sau và các vụ kế tiếp. Khi nông dân gieo sạ theo mùa vụ, những hạt lúa này sẽ cạnh tranh nẩy mầm với hạt giống lúa thường được gieo, chúng cạnh tranh sinh trưởng với lúa thường để rồi cuối cùng nếu không được xử lý, lúa ma sẽ lấn át lúa thường, có khi chiếm tới khoảng 60 - 90% là lúa ma trên đồng ruộng.

Diệt lúa ma bằng cách nào?

Quê tôi là vùng lúa nước trời, mỗi năm 2 vụ lúa, hè thu và đông xuân, nên để diệt lúa ma, bà con thường sẽ lợi dụng vào chu kỳ mưa nắng gần như không đổi hằng năm. Cụ thể như sau:

Trước hết, sau khi thu hoạch vụ đông xuân, những hạt lúa ma sẽ cùng rơm rạ vương rải trên toàn diện tích thửa ruộng. 

Trước hết, sau khi thu hoạch vụ đông xuân, những hạt lúa ma sẽ cùng rơm rạ vương rải trên toàn diện tích thửa ruộng. 

Sau khi thu hoạch xong lúa xuân, nông dân sẽ cày ải, phơi đất và vùi lấp những hạt lúa ma này vào đất, từ tháng 2 đến đầu tháng 3 hàng năm. 

Sau khi thu hoạch xong lúa xuân, nông dân sẽ cày ải, phơi đất và vùi lấp những hạt lúa ma này vào đất, từ tháng 2 đến đầu tháng 3 hàng năm. 

Đến đầu tháng 4, sẽ có những cơn mưa trái mùa làm cho những hạt lúa thất thoát trong khi thu hoạch nẩy mầm lên xanh, đó chính là lúa ma.

Đến đầu tháng 4, sẽ có những cơn mưa trái mùa làm cho những hạt lúa thất thoát trong khi thu hoạch nẩy mầm lên xanh, đó chính là lúa ma.

Trong tháng 4, nông dân sẽ phun thuốc trừ cỏ để diệt cây lúa ma và sẽ cày xới đất lại. Sau đó gieo sạ khô cho vụ lúa hè thu.

Trong tháng 4, nông dân sẽ phun thuốc trừ cỏ để diệt cây lúa ma và sẽ cày xới đất lại. Sau đó gieo sạ khô cho vụ lúa hè thu.

Khoảng từ 15/4 đến 15/5, sẽ có nhiều cơn mưa vào mùa để giống lúa thương phẩm nẩy mầm và lên xanh. Nông dân chỉ cần tỉa lúa lại cho đều trên ruộng và bón phân chờ ngày thu hoạch.

Khoảng từ 15/4 đến 15/5, sẽ có nhiều cơn mưa vào mùa để giống lúa thương phẩm nẩy mầm và lên xanh. Nông dân chỉ cần tỉa lúa lại cho đều trên ruộng và bón phân chờ ngày thu hoạch.

Đối với những vùng có nước ngọt quanh năm hay có những hồ nước dự trữ, nước trời hoặc hồ chứa nước ngọt tự tạo thì công việc diệt lúa ma lại càng dễ hơn. Thay vì chờ mưa trái mùa như địa phương tôi, chỉ cần chủ động bơm nước vào ruộng cho đủ ẩm là lúa ma sẽ lên xanh và sau đó là phun thuốc diệt chúng.

Mọi việc tiếp theo là gieo sạ khô hay nước tùy theo vùng lúa nước trời hay vùng lúa có nước ngọt. Đây là phương pháp diệt lúa ma rất có hiệu quả mà tôi cũng như nông dân xã tôi đã áp dụng từ nhiều năm nay.

* (Bài viết là kinh nghiệm riêng do tác giả chia sẻ, không phải là quy trình do cơ quan quản lý nhà nước ban hành).

(Nông dân ấp Cầu Chùa, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An).

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.