| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả liên kết sản xuất lúa giống

Thứ Năm 08/07/2021 , 16:41 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Nhiều năm qua Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) đã tổ chức sản xuất lúa giống và hình thành mạng lưới liên kết các tỉnh ĐBSCL rất hiệu quả.

Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có 30 thành viên tham gia sản xuất lúa giống xuyên suốt với diện tích khoảng 100ha có ký hợp đồng với Doseco. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có 30 thành viên tham gia sản xuất lúa giống xuyên suốt với diện tích khoảng 100ha có ký hợp đồng với Doseco. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 15 năm hình thành và phát triển, Câu lạc bộ (CLB) lúa giống ấp 5, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã sản xuất nhiều loại giống xác nhận đạt chất lượng cao, hàng năm cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn lúa giống. Từ đó, CLB sản xuất lúa giống đã cung cấp nguồn giống lúa ổn định cho địa phương, đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, giải quyết lượng lớn việc làm cho lao động nông thôn và tăng thêm thu nhập cho các nông dân sản xuất.

CLB lúa giống Hòa Bình tham gia sản xuất lúa giống khoảng 20 - 30ha tùy theo thời vụ, năng suất giao động từ 6 -10 tấn/ha. Đến nay, có 13 thành viên của CLB tham gia sản xuất lúa giống, hộ ít nhất là 0,3 ha và cao nhất 5 ha.

Ông Nguyễn Văn Thơ, Chủ nhiệm CLB sản xuất lúa giống Hòa Bình cho biết: Hiện CLB đang sản xuất các loại giống được thị trường ưa chuộng, như: OM9582, OM4900. Nông dân sản xuất lúa giống từ 2-3 vụ/năm. Đặc biệt, việc ký hợp đồng tiêu thụ lúa giống với Doseco giúp đầu ra luôn ổn định và tăng lợi cao gấp đôi so với sản xuất lúa hàng hóa.

Anh Nguyễn Văn Lý, ở ấp 5, xã Hòa Bình, thành viên CLB sản xuất lúa giống đang canh tác với diện tích 4 ha lúa tập trung cho sản xuất giống, năng suất vụ đông xuân vừa qua đạt 8 tấn/ha/vụ. Với mức lợi nhuận chênh lệch giữa lúa giống và lúa thường bình quân khoảng từ 500 - 900 đồng/kg, gia đình anh thu lợi nhuận cao hơn sản xuất lúa thường từ 15 - 20 triệu đồng/vụ sau khi trừ các khoản chi phí.

Nông dân sản xuất lúa có liên kết với Doseco giúp đầu ra thuận lợi, gia tăng thu nhập gấp đôi so với sản xuất lúa hàng hóa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân sản xuất lúa có liên kết với Doseco giúp đầu ra thuận lợi, gia tăng thu nhập gấp đôi so với sản xuất lúa hàng hóa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Lý cho biết, Doseco thu mua lúa giống của CLB với giá cao hơn giá thị trường từ vài trăm đồng. Đồng thời, công ty còn ký kết hợp đồng lao động với các hộ liên kết trồng và thu mua lúa cho công ty, giúp giải quyết một lượng lớn lao động tại khu vực này.

Còn CLB Sản xuất giống lúa Động Cát, ở xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có 32 thành viên tham gia với tổng diện tích hơn 120ha, chủ yếu sản xuất giống theo đơn đặt hàng của Doseco với các giống lúa như: IR50404, OM9582, OM4900, OM429 và OM468... Việc ký hợp đồng tiêu thụ giống đã giúp cho việc sản xuất của người dân được an tâm hơn ở khâu đầu ra.

Ông Võ Văn Xuân, Chủ nhiệm CLB sản xuất lúa giống Động Cát cho biết, đã tham gia sản xuất lúa giống theo hình thức liên kết với Doseco hơn 5 năm nay, bình quân mỗi vụ lúa CLB cung cấp cho Doseco khoảng 650 -720 tấn lúa giống. Từ cách làm đó, nông dân trong CLB sản xuất giống Động Cát có lợi nhuận tăng thêm từ 20-30% so với sản xuất lúa thông thường.

Không những trong tỉnh Đồng Tháp, nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL được Doseco thực hiện trong liên kết sản xuất lúa giống giúp nông dân yên tâm sản xuất, ổn định đầu ra và thu lợi nhuận cao.

Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1, ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ hiện có 30 thành viên tham gia sản xuất lúa giống xuyên suốt với diện tích từ 80 - 100ha (tùy từng vụ lúa) và có ký hợp đồng với Doseco. Thành viên trong tổ, người ít nhất là 2,5 ha và nhiều nhất là 4-5 ha. Doseco thu mua lúa giống với giá cao hơn thị trường từ 900 đồng/kg đối với lúa cấy bằng máy.

Nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa giống gắn với liên kết, được Doseco thu mua với giá cao hơn thị trường từ 800 - 900 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa giống gắn với liên kết, được Doseco thu mua với giá cao hơn thị trường từ 800 - 900 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Tuấn Khải, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1 cho biết: Hiện vụ lúa hè thu 2021, tổ hợp tác chủ yếu sản xuất các loại giống xác nhận theo đơn đặt hàng như: OM9582, OM468, OM380… để cung cấp cho Doseco. Đặc biệt trong đó, giống OM9582 được đặt hàng nhiều vì có nhiều tính năng ưu việt như sinh trưởng từ 95 - 100 ngày, cây lúa cao từ 100 - 110cm, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, lá đòng thẳng, chịu phèn khá và chống chịu sâu bệnh tốt, ít bị đổ ngã, trổ bông to tập trung và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Để đảm bảo chất lượng giống, các thành viên trong tổ hợp tác phải tuân thủ nhiều kỹ thuật như: Khử lẫn, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và các biện pháp kỹ thuật khác nhằm đảm bảo chất lượng giống sản xuất ra đạt chất lượng cao nhất.

Anh Khải phấn khởi chia sẻ: Hiện nay, Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1 làm ăn rất hiệu quả nên ngày càng thu hút nhiều thành viên, nông dân tham gia. Bởi việc sản xuất lúa giống có liên kết với Doseco được tiêu thụ lúa dễ dàng hơn và cho lợi nhuận cao hơn không sợ bị thương lái ép giá.

Vụ lúa hè thu năm nay, Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Ấp H1 hiện đang bước vào đợt cao điểm thu hoạch đều đạt năng suất từ 900 kg đến 1 tấn/công, thu hoạch đến đâu được nhân viên Doseco xuống tận ruộng thu mua đến đó và bán với giá từ 6.200 – 7.000 đồng/kg, cao hơn so với giá lúa hàng hóa ngoài thị trường từ 800 - 900 đồng/kg.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.