| Hotline: 0983.970.780

Họ đã làm thay đổi thế giới

Thứ Hai 26/12/2011 , 10:09 (GMT+7)

Họ là những tỷ phú, những nhà khoa học - kỹ thuật, nhân vật giải trí có những định hướng tiên phong… và ít nhiều, họ đã làm thay đổi thế giới ở những lĩnh vực nhất định...

Cuối năm 2011, những Hãng thông tấn AP, BBC, Forbes, Time… hay thậm chí cả Grammy, Oscar cũng đều đưa ra những nhân vật là tiêu điểm của năm. Họ là những tỷ phú, những nhà khoa học - kỹ thuật, nhân vật giải trí có những định hướng tiên phong… và ít nhiều, họ đã làm thay đổi thế giới ở những lĩnh vực nhất định. NNVN xin giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu đó.

 

STEVE JOBS: "KHÔNG AI MUỐN CHẾT"

Dù để Lady Gaga - một nhân vật giải trí đình đám của năm qua, vượt mặt trong cuộc bầu chọn Nhân vật của năm 2011 từ Hãng Thông tấn AP. Tuy vậy, những ngày cuối của năm, Steve Jobs đã nhận được giải sớm của Grammy. Viện Hàn lâm Ghi âm nghệ thuật và Khoa học Quốc gia Mỹ (NARAS) đã quyết định trao một giải Grammy đặc biệt cho cố lãnh đạo tập đoàn Apple Steve Jobs, vì có những đóng góp lớn lao trong việc phát triển ngành công nghệ, gắn liền với âm nhạc.

SỰ NHẪN TÂM MANG TÊN JOBS 

Steve Jobs mất ngày 5/10/2011 và không chỉ Apple mà cả thế giới đã mất đi một nhà lãnh đạo vừa có tầm nhìn vừa có con mắt nghệ thuật và giới phân tích bắt đầu lo ngại cho tương lai của hãng này.

Tuy nhiên, bên trong trụ sở Cupertino, California (Mỹ) có một đội ngũ chuyên gia đang làm việc cho một dự án tuyệt mật vài năm nay. Và dự án đó không phải là một sản phẩm mới mà là một chương trình đào tạo mang tên Apple University (ĐH mang tên riêng của hãng Apple).

Đây là chương trình mà Steve Jobs coi là mang tính sống còn với công ty do ông sáng lập: đào tạo ban lãnh đạo Apple "nghĩ" như ông, tức họ phải học khả năng trình bày, chú ý đến tiểu tiết, sự hoàn hảo, đơn giản và bí mật trong mọi kế hoạch từ phát triển sản phẩm cho tới hệ thống phân phối.

Cách Steve làm việc trong thời điểm ông còn sống gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới đồng nghiệp và nhân viên, cách ông biến biểu tượng “trái táo cắn dở” thành trở nên hoàn hảo trở thành những điều mang tính chất lưu truyền. Khi Apple phát hành cổ phiếu, Steve Wozniak, người sáng lập thứ hai tại Apple, cực kỳ hào phóng trong việc chia sẻ cổ phiếu, cố gắng biến mọi người thành triệu phú. Jobs thì ngược lại, ông lạnh lùng trong việc xem xét ai được và không được hưởng, dù đó là những người đồng hành với ông trong giai đoạn khó khăn.

Sự “nhẫn tâm” của Steve trong công việc đã trở nên nổi tiếng. Việc các công nhân phải làm việc liên tục để kịp thời cho sự ra mắt của mỗi sản phẩm Apple cũng trở thành đề tài bàn tán, nhưng không vì vậy mà Steve chùn bước, ông luôn có một quan điểm nổi tiếng, đó là khi bạn có khả năng thật sự, thì bạn nên áp đặt cái tôi của bạn lên phần mà bạn nắm trong tay. Đó không phải là ví dụ duy nhất thể hiện tính cách tàn nhẫn của ông.

Vào thời điểm này, bạn gái của ông có thai và sinh một bé gái có tên Lisa Jobs, được sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn và bị bỏ rơi, Jobs vẫn thẳng thừng từ chối sự ràng buộc với cô bé và không chịu chu cấp cho hai mẹ con cho đến khi tòa án can thiệp, thậm chí ông còn tuyên bố trước tòa là mình bị vô sinh.

Steve Jobs vốn là một người lao động trong sáng và nhiệt huyết. Nếu có ai nghi ngờ về điều đó, thì có thể kiểm chứng nó qua nhiều quyết định của Steve, thành lập Apple từ một căn nhà kho cũ, hay chống chọi với Apple ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Nếu có thể liên tưởng sự thành công thương mại của Steve nói riêng và Apple nói chung sang nhiều lĩnh vực khác, chắc chắn không đâu hợp hơn những tên tuổi trong làng giải trí. Cả Britney Spears, Ronaldo, Madonna hay thậm chí Beckham, đều là những tên tuổi gây sóng trong dư luận ở cả 2 chiều. Chính điểm chấm đó đưa họ lên đến đỉnh cao của thế giới, ghi dấu ấn với lịch sử.  

Apple cũng vậy, người ta ghét iPhone, rồi thích nó, hoặc ngược lại, người ta thần tượng Steve, rồi coi ông như kẻ tội đồ lừa lọc trong giới công nghệ. Mọi sản phẩm của Apple ra mắt đều nhận được cực nhiều phản hồi tiêu cực, thế nhưng sau đó, số lượng đặt hàng khủng cùng doanh thu đã xóa tan hết tất cả, Apple có số lượng fan cuồng cực lớn, và quan trọng hơn, họ sẵn sàng bỏ tiền, rồi biết giữ…im lặng.  

Và rồi, mỗi khi iPhone ra mắt, người ta có cuồng vì nó nâng cấp camera lên 5 hay 8 Megapixel hay không, quay phim lên Full HD, hay cô nàng đỏng đảnh Siri. Không phải, Apple đã trở thành một thương hiệu “hơi thở”, hoặc so sánh hơi khập khiễng một chút, như chương trình “Táo Quân cuối năm” của VTV.  

Chính Steve đã từng cực đoan rằng: “Tôi không bao giờ sợ iPhone lỗi thời. Tôi tìm sự đơn giản không phải bằng cách vắt óc suy nghĩ, mà trong những thời điểm tôi thoải mái nhất, đó mới là sự đơn giản đỉnh cao. Mà đơn giản đỉnh cao thì sẽ ở lại mãi mãi trong lịch sử”. Đó là lí do rất nhiều “tay chơi” đã không hề bán các mẫu sản phẩm Apple khi thế hệ mới xuất hiện. Với họ mỗi sản phẩm, thấp thoáng đâu đó một giá trị tinh thần. 

KHÔNG AI MUỐN CHẾT 

“Không ai muốn chết. Thậm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là cái đích mà tất cả chúng ta đều phải đến, không ai trong chúng ta thoát khỏi nó. Và đó là cách mà nó phải diễn ra bởi lẽ cái chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại đi những người già để mở đường cho những người trẻ. Ngay lúc này, các bạn đang là những người trẻ tuổi, nhưng sẽ không lâu nữa, khi các bạn tốt nghiệp, rồi trở nên già đi, và sẽ bị loại bỏ. Tôi xin lỗi vì phải nói ra điều này nhưng đó là sự thật”. Đó gần như là câu nói ám ảnh nhất của Jobs trong suốt cả sự nghiệp “cầm cờ” con tàu “cắn dở” Apple và cả sự nghiệp của ông, vì 2 lí do.  

Câu chuyện của Steve Jobs là một câu chuyện dài, gần như những gì chúng ta biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ngoài những sự kiện giới thiệu các mẫu iPhone, iPad hay iPod mới, ông sống như một người đàn ông bình thường, chu đáo và ít khi có những biểu hiện “quá đà” trong hình ảnh và lối sống. Chỉ có bài  phát biểu của Steve tại Đại học Stanford năm 2005 - được coi là một trong những bài phát biểu quan trọng nhất trong giới công nghệ, sánh ngang với những bài phát biểu nhậm chức các đời tổng thống nổi tiếng của Mỹ như Abraham Lincoln hay George Washington, Brack Obama.

Đầu tiên, Jobs đã không thực hiện được điều ông đã nói. Jobs không chịu rời bỏ Apple chừng nào ông còn cảm thấy mình có thể chiến đấu với sức khỏe và tiếp tục sáng tạo. Mọi quyết định của Apple đều phải thông qua Steve Jobs, điều đó trái ngược với sự “loại bỏ” hay “mở đường cho người trẻ”. Phải đến lúc bức hình gây sốc nhất trong làng công nghệ được công bố, Steve Jobs gày gò, ốm yếu trong những ngày cuối cùng của cơn bạo bệnh, toàn thế Apple mới nhận được một thông báo ngắn gọn, nhưng đúng chất Steve: “Tôi sẽ rời bỏ Apple vào thời điểm tôi cảm thấy mình không còn đủ năng lực và nghĩa vụ. Và rất tiếc, thời điểm đó đã tới”.  

Điều thứ 2 trong câu nói này, chính là cách Steve “chơi chữ” và “độc đoán” về cái chết. Người ta muốn lên thiên đường, nhưng trước hết, người ta vẫn rất sợ chết. Cái chết là điều sợ nhất trong cuộc đời một con người, nhưng nó cũng là phát minh tuyệt vời nhất của sự sống, nó là cơ hội cho những mầm hạt mới. Và cái đích cuối cùng ấy cũng vô cùng “độc đoán”, nó loại đi những người già, loại đi những tác nhân không tạo ra được sự hiệu quả, “chết” sẽ là dấu chấm than thông báo rằng bạn đã bị loại bỏ khỏi “cuộc chơi” cuộc sống, và ở nghĩa bóng, nó cũng là lời cảnh báo về năng lực đã dần cạn kiệt trong khu vực mà bạn tham gia.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm