| Hotline: 0983.970.780

Hồ Ea H’leo 1 mang no ấm về buôn làng: Những thiết kế tiên phong

Thứ Bảy 19/11/2022 , 11:03 (GMT+7)

Hồ Ea H’leo 1 có đập làm bằng bê tông và toàn bộ tuyến kênh được thi công bằng đường ống, hệ thống tưới hiện đại này là công trình đầu tiên ở Tây Nguyên.

Kiểu mẫu trong giải phóng mặt bằng

Sau nhiều lần thay đổi thiết kế, dự án hồ Ea H’leo 1 nâng vùng tưới lên 5.000 ha với dung tích 25,2 triệu m3. Dự án chỉ điều chỉnh lên 5 triệu m3 so với thiết kế ban đầu nhưng diện tích tưới tăng gấp đôi.

Diện tích giải phóng mặt bằng lòng hồ của dự án là 260 ha và di dân 26 hộ. Ông Lê Khắc Tuyến, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 cho biết, từ trước đến nay quá trình triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng luôn gặp khó khăn.

Hồ Ea H'leo 1 là đập bê tông cũng như đường tưới nước làm bằng ống sắt đầu tiên tại Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Hồ Ea H'leo 1 là đập bê tông cũng như đường tưới nước làm bằng ống sắt đầu tiên tại Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Tuy nhiên dự án Hồ Ea H’leo 1 lại là một câu chuyện đáng để các dự án khác học hỏi. Dự án được sự quan tâm của Bộ NN-PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk chính quyền địa phương nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng rất nhanh.

Để đáp ứng tiến độ, UBND huyện Ea H’leo đã cử riêng một Phó Chủ tịch thường xuyên vào đối thoại, phân tích những lợi ích của dự án mang lại với người dân vùng dự án. Từ đó, bà con rất đồng thuận, ủng hộ triển khai xây dựng dự án.

“Dự án khởi công đầu năm 2019, UBND huyện Ea H’leo đã bàn giao toàn bộ mặt bằng của công trình đầu mối khoảng 50 ha. Đây là một trong những công trình do Ban 8 làm chủ đầu tư có tốc độ đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh đến như vậy”, ông Tuyến chia sẻ.

Những cái tiên phong tại hồ Ea H’leo 1

Quá trình thi công dự án hồ Ea H’leo 1 trúng vào thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp nên nhà thầu cũng như chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn. Đây là tình trạng chung của cả nước vì đi lại khó khăn. Đặc biệt là vận chuyển vật liệu xây dựng từ nơi khác đến.

Thời điểm này các địa phương thực hiện giãn cách, dự án phải thực hiện 4 tại chỗ cho hơn 300 công nhân, kỹ sư tại công trường.

Hồ Ea H'leo 1 là đập bê tông cũng như đường tưới nước làm bằng ống sắt đầu tiên tại Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Hồ Ea H'leo 1 là đập bê tông cũng như đường tưới nước làm bằng ống sắt đầu tiên tại Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo thiết kết, hồ Ea H’leo 1 có đập bê tông chính dài 314 mét, cao 59 mét với tổng 200.000 m3 bê tông được thi công trong vòng 2 năm. Để đẩy nhanh tiến độ, đơn vị thi công là Binh Đoàn 12 - Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn đã đưa rất nhiều máy móc, thiết bị vào công trường.

 “Theo thỏa thuận, đơn vị thi công chỉ cần lập một trạm trộn bê tông, những để đẩy nhanh tiến độ đơn vị đã nâng lên 3 trạm, chia làm 3 mũi để thi công. Từ giữa năm 2020 dự án mới bắt đầu đổ mẻ bê tông đầu tiên cho thân đập nhưng đến tháng 3/2021 đã hoàn thành. Lúc này, địa phương cũng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng lòng hồ. Sau đó, Ban đã trình Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Đắk Lắk để triển khai chặn dòng cho hồ Ea H’leo 1 đúng như tiến độ dự án”, ông Tuyến tự hào.

Cũng theo ông Tuyến, hồ Ea H’leo 1 có thân đập cao, ngắn. Nên thi công bê tông trọng lực là phương án tối ưu. Thời điểm thi công Bộ NN-PTNT cũng có nhiều hướng dẫn, cho sử dụng phụ gia để giải quyết một số bài toán về kỹ thuật của bê tông để đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể, đơn vị thi công sử dụng tro bay để làm phụ gia, làm mát nước xuống đến 0 độ để đảm bảo nhiệt ban đầu của bê tông đưa vào. Việc này nhằm đảm bảo yêu cầu về thời gian, kỹ thuật để nhanh chóng hoàn thành đập.

Để đảm bảo việc thi công không để xảy ra sai sót, chủ đầu tư đã mời thêm một đơn vị độc lập kiểm tra lại địa chất. Đặc biệt trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã mời các chuyên gia đầu ngành về địa chất, bê tông, thủy văn vào để kiểm tra, đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Địa chất sau khi khởi công được đánh giá phù hợp với hồ sơ thiết kế. Địa chất rất tốt, đúng hồ sơ do đơn vị tư vấn lập.

Về công nghệ vận hành hồ, ông Tuyến cho biết có nhiều điểm mới so với các dự án trước đây. Tất cả hệ thống đo đếm, báo mực nước, trạm đo mưa là lắp đặt đầy đủ. Ngoài những thiết bị theo dõi tất cả nằm trong lòng đập đều hiện đại và mới nhất bây giờ.

“Chúng tôi cài đặt phần mềm báo về máy tính chủ để giám sát. Máy tính này được kết nối với Ban Phòng, chống thiên tai Quốc gia. Đây là đập bê tông đầu tiên do Ban 8 thực hiện. Có thể nói của của Đắk Lắk và Tây Nguyên”, ông Tuyến nói thêm.

Hồ Ea H'leo 1 được trang bị những thiết bị tiên tiến nhất thời điểm hiện tại để quản lý, giám sát hồ trong quá trình vận hành. Ảnh: Tuấn Anh.

Hồ Ea H'leo 1 được trang bị những thiết bị tiên tiến nhất thời điểm hiện tại để quản lý, giám sát hồ trong quá trình vận hành. Ảnh: Tuấn Anh.

Liên quan đến dự án, Bộ NN-PTNT cũng cho thực hiện công tác chỉnh trang để phù hợp với cảnh quan môi trường cho toàn bộ công trình đầu mối. Do đó, chủ đầu tư thuê kiến trúc sư thiết kế cảnh quan đầu mối của công trình làm sao phù hợp với phong tục, tập quán mang bản sắc Tây Nguyên. Công trình tập trung vào một chỗ gồm 2 đập đất và đập bê tông tạo thành quần thể thống nhất.

“Cảnh quan đẹp nên những ngày lễ, ngày nghỉ người dân vào đây thăm quan, chụp ảnh. Từ đó tạo thành điểm tham quan, thu hút khách du lịch của địa phương. Hồ này chỉ cách đường Quốc lộ 14 hơn 1km. Nên tất cả các đoàn khách từ Gia Lai qua Đắk Lắk hay ngược lại đều ghé vào tham quan”, Ông Lê Khắc Tuyến chia sẻ.

Về hệ thống tưới của dự án được đầu tư toàn bộ bằng đường ống. Sau khi hoàn thành đây sẽ là hệ thống thủy lợi lớn đầu tiên của Đắk Lắk sử dụng mô hình kênh tưới này. Cụ thể, đường chính dài 8,8 km còn đường ống nhánh cấp 1 và 2 có tổng chiều dài 46 km. Chênh cao từ điểm đầu mối đến điểm cuối của đường ống khoảng hơn 100 m do đó áp lực nước rất lớn, rất thuận lợi cho việc cấp nước tưới và sinh hoạt.

“Sau khi đầu tư hoàn thiện, người dân ở trong khu vực dự án chỉ cần mở van là có thể sử dụng. Đặc biệt tưới cà phê, với áp lực lớn như vậy thì người dân không phải dùng máy bơm để hỗ trợ”, ông Tuyến nói thêm.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.