| Hotline: 0983.970.780

Hơn 30/100 hộ dân sống gần nhà máy nước sạch 6 tỷ đồng đã hết khát

Thứ Ba 23/01/2018 , 09:05 (GMT+7)

Trở lại xã Đức Lạng sau bài viết phản ánh về việc hơn 100 hộ dân sống cạnh nhà máy nước sạch gần 6 tỷ đồng nhưng vẫn “khát” nước sạch đăng ngày 11/1/2018, người dân rất vui mừng vì nhà máy nước sạch đã hoạt động trở lại.

Liên quan việc hơn 100 hộ dân xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) không có nước sạch để dùng ở xã nông thôn mới (NTM) mà báo NNVN phản ánh trong bài: “Xã đạt chuẩn NTM, dân vẫn khát nước sạch”, đến nay chính quyền xã Đức Lạng đã khắc phục, hiện hơn 30 hộ dân đã có nước đảm bảo vệ sinh.

11-37-16_4
Nhà máy nước sạch gần 6 tỷ đồng bỏ hoang nhiều năm

Trở lại xã Đức Lạng sau bài viết phản ánh về việc hơn 100 hộ dân sống cạnh nhà máy nước sạch gần 6 tỷ đồng nhưng vẫn “khát” nước sạch đăng ngày 11/1/2018, người dân rất vui mừng vì nhà máy nước sạch đã hoạt động trở lại.

Bước đầu, nhà máy đã tiến hành cấp nước sạch trở lại cho hơn 30 hộ dân. Bà Hòa, một người dân phấn khởi: “Từ nay gia đình tôi lại có nước sạch để dùng, không còn phải dùng nước nhiễm phèn, nước mưa như trước nữa. Tết này không phải lo việc đi xin nước sạch về dùng là vui rồi”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho biết: “Chúng tôi vừa thay máy bơm đầu mối, sửa điện lưới với tổng kinh phí hơn 80 triệu đồng và đang cố gắng khắc phục lại hệ thống đường ống để cấp nước sạch cho người dân. Đồng thời, xã cũng hợp đồng với 2 người quản lý, vận hành với khoản hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng.

Đến thời điểm hiện tại có khoảng hơn 30 hộ dân đã có nước sạch trở lại, chúng tôi đang tiến hành khắc phục một số đoạn đường ống bị hư hỏng do quá trình nâng cấp đường sá để tiếp tục cấp nước cho các hộ dân có nhu cầu. Dự kiến, trong tháng này sẽ cấp nước trở lại thêm 20 hộ dân nữa”.

Cũng theo ông Hiệp, việc nhà máy ngừng hoạt động trong thời gian dài một phần do không có người quản lý, vận hành, một phần do trong thời gian nhà máy hoạt động, nguồn nước ở sông Ngàn Sâu 2 lần bị chặn dòng chảy, bồi lấp phù sa khiến máy bơm thường xuyên bị tắc nghẽn, hư hỏng nhiều lần.

Ông Nguyễn Hồng Quang, GĐ Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Hà Tĩnh cho biết, trung tâm đã nhiều lần cử cán bộ kỹ thuật về xã kiểm tra, hướng dẫn vận hành và quản lý nhà máy. Để hoạt động hiệu quả phải tuân thủ quy trình vận hành nghiêm ngặt về thiết bị máy móc và thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước. Xã thành lập BQL nhà máy nhưng thường xuyên thay đổi người vận hành nên năng lực kiểm soát yếu kém là đúng.

Hiện nay, nhiều hạng mục của nhà máy đã hư hỏng, Đoàn kiểm tra của tỉnh về kiểm tra và yêu cầu xã Đức Lạng trong thời gian sớm nhất phải khắc phục lại nhà máy nước để cấp nước trở lại cho người dân. Việc cấp nước trở lại không có gì bàn cãi nhưng nhà máy gần 6 tỷ đồng chỉ phục vụ cho khoảng 100 hộ dân cũng là việc đáng bàn.

Thực hiện một phép tính nhanh, mỗi ngày nhà máy vận hành khoảng 6 tiếng đồng hồ thì mỗi tháng hết 4 – 5 triệu đồng tiền điện, 1 triệu đồng chi phí hóa chất xử lý nước. Thế nhưng chỉ thu về được khoảng 1,5 triệu đồng từ 30 hộ dân thì liệu chi phí phát sinh sẽ được tính như thế nào là bài toán khó cho chính quyền các cấp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.