| Hotline: 0983.970.780

Hôn nhân không phải chốn thiên đường!

Thứ Bảy 20/10/2018 , 08:30 (GMT+7)

Trong cuộc sống thực, có những đôi trai gái vượt qua bao trở ngại, dìu nhau lên xe hoa đẹp như câu chuyện cổ tích, ngờ đâu lại có ngày biến thành một bộ phim kinh dị và nàng tiên kiều diễm hóa thành mụ phù thuỷ ngoác mồm la hét suốt ngày. Hãy đối mặt với nó.

Hôn nhân không dành cho những kẻ yếu tim. Bạn muốn tin rằng tình yêu mãnh liệt sẽ vượt qua tất cả ư? Bạn cứ tin đi nhưng đời không phải luôn luôn như thế!

cuoi-1101643590
Ảnh minh họa

Nghe có vẻ ảm đạm bạn nhỉ! Nhưng đôi khi hôn nhân dạy cho bạn hiểu chính mình, hiểu đối tác của mình và bản chất của tình yêu. Những chân lý đơn giản sẽ mở khóa các kho báu đáng ngạc nhiên và thú vị trong cuốn sách không dễ hiểu về tình yêu vợ chồng.

Bạn sẽ nhìn vào người nằm bên và tự hỏi, phải "người ấy" đấy ư?

Khi bạn kết hôn, bạn nghĩ rằng bạn đã chọn đúng nửa kia của mình và bạn sẽ hạnh phúc bên nhau cho đến khi chết. Nhưng ngờ đâu, một ngày nọ bạn thức dậy và nhận ra chẳng có gì tuyệt vời, anh ta đâu có làm cho bạn hạnh phúc mỗi ngày. Bạn tự hỏi tại sao mình lại kết hôn vội vàng thế?

Thức dậy từ một giấc mơ đẹp để đối mặt với ánh sáng ban ngày khắc nghiệt không có vẻ gì đáng để chúc mừng. Nhưng một khi bạn quên đi tất cả những câu chuyện hoang đường, bạn sẽ thấy thực tế của hôn nhân vẫn phong phú và bổ ích hơn là sống một mình. Đau đớn có. Bực bội có. Nhưng sung sướng ngất ngây cũng có. Hôn nhân chỉ cần như vậy mà có khi còn hay hơn bất cứ câu chuyện cổ tích nào.

Bạn sẽ làm việc liên tục cho hạnh phúc của mình?

Mới nghe ai nói "Hôn nhân là quá trình lao động không ngừng cho hạnh phúc”, chắc bạn nghĩ rằng đó là quá trình sửa những thói quen khó chịu của đối tác và nhất định bạn sẽ cải tạo được người mình yêu? Nhưng bạn ơi, con người không phải là sinh vật đơn giản. Nửa kia của bạn còn nhiều bí ẩn lắm đấy!

Bạn đã từng học địa lý, bạn biết là đi mãi mà vẫn còn những vùng đất mình chưa đến bao giờ. Khi bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu hết anh ta thì lại lộ ra một góc khuất mà bạn chưa biết. Cho nên công việc thực sự của hôn nhân không chỉ là phát hiện nhau mà làm sao thích ứng và chấp nhận được với điều mình phát hiện.

Ngủ trên hết!

Người ta hay khuyên các cặp vợ chồng mới cưới: "Đừng bao giờ đi ngủ mà giận dữ". Nhưng họ biết đâu rằng bên trong một phòng ngủ là nơi nước mắt và những lời buộc tội tuôn chảy không ngừng làm cho người ta không sao chợp mắt được. Có khi cứ mỗi người một câu không ai chịu ai, chuyện nọ xọ chuyện kia đến sáng. Nếu kịch bản này thường xuyên diễn ra, xin khuyên bạn 3 từ ngắn gọn: Ngủ trên hết !

Không phải khi nào ân ái cũng mặn nồng.

Thời gian không tình dục là một phần tự nhiên của cuộc sống hôn nhân. Một đợt "khô hạn" không phải là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị mất hết niềm vui ân ái và bạn sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc gối chăn lần nữa. Nó chỉ có nghĩa rằng có thể tuần này, giấc ngủ quan trọng hơn. Nhưng nên nhớ rằng ngay cả khi bạn không làm "chuyện ấy", không có nghĩa là bạn không đụng chạm, ôm hôn. 

Không phải bao giờ đen, trắng cũng rõ ràng

Vợ chồng nào cũng có những bất đồng nhất định. Đừng cãi đến cùng đó là màu trắng khi chồng bạn khẳng định đó là màu đen. Cuối cùng bạn sẽ hiểu ra có những màu không đen cũng không trắng. Có nhiều màu xám trong đời hơn bạn tưởng. Nó dạy cho ta về lòng kiên nhẫn và giá trị của sự thỏa hiệp.

Bạn sẽ nhận ra rằng bạn chỉ có thể thay đổi chính mình.

Khi chung sống với một ai đó, bạn đừng bao giờ nghĩ cố gắng thay đổi họ cho giống mình và mình khỏi phải thay đổi cho tiện. Nửa kia của bạn có thể là một cái “boong-ke” kiên cố vô cùng và bạn không thể thay đổi được gì ở họ hết, trừ khi vì quá yêu bạn mà họ tự thay đổi đi.

Nhưng thay đỏi chính mình thì ai cũng có thể làm được nếu ta quyết tâm và kiên trì. Chẳng hạn đối tác của bạn không thể chịu được mùi thuốc lá. Bạn không thể tập cho họ ngửi mãi thành quen mà chỉ có cách là bạn phải bỏ thuốc. Nếu có bản lĩnh bạn sẽ bỏ được và nhiều người đã làm như thế!

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm