| Hotline: 0983.970.780

Huấn luyện nông dân làm du lịch

Thứ Sáu 26/01/2024 , 09:05 (GMT+7)

CẦN THƠ Tổ chức khai giảng các lớp tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL.

Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ triển khai tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các chủ cơ sở, lao động làm việc tại các địa điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phan Thắng Lợi, Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết, chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu của chương trình là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Căn cứ kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã giao nhiệm vụ cho nhà trường tổ chức các lớp đào tạo tập huấn trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại ĐBSCL.

Để triển khai hoạt động này, Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới TP Cần Thơ tổ chức tuyển sinh lớp thứ nhất tại địa bàn TP. Cần Thơ cho các đối tượng thụ hưởng là những cán bộ quản lý nhà nước, người trực tiếp tham gia xây dựng các hoạt động dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn...

Điểm nông trại Cần Thơ Farm đã thu hút nhiều khách du lịch đến trải nghiệm du lịch nông nghiệp sinh thái ngày càng đông hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điểm nông trại Cần Thơ Farm đã thu hút nhiều khách du lịch đến trải nghiệm du lịch nông nghiệp sinh thái ngày càng đông hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với các chuyên đề tập huấn như: Tổng quan về vai trò của du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Nghiệp vụ du lịch - một số kỹ năng cơ bản trong tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tập huấn các mô hình tổ chức du lịch nông nghiệp, nông thôn. Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn và phát huy các giá trị sản xuất nông nghiệp, văn hóa, làng nghề và tài nguyên sinh thái để xây dựng và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại vùng ĐBSCL. Một số kinh nghiệm về phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn và giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng tiêu biểu tại tỉnh thành vùng ĐBSCL và marketing sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Cụ thể, Trường Cao đẳng Cơ điện Nông nghiệp Nam bộ đã hỗ trợ đào tạo lớp tập huấn cho nông trại Cần Thơ Farm, ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ có diện tích hơn 6.000m2, gồm khu trưng bày đặc sản bản địa vùng ĐBSCL. Đến đây, du khách vừa dễ dàng lựa chọn các loại rau, củ quả an toàn tại quầy và vừa có thể tự tay thu hoạch những luống cải xanh hoặc hái dưa lưới đã chín.

Anh Nguyễn Văn Phong, chủ nông trại Cần Thơ Farm cho biết: Khách đến nông trại còn được phục vụ ẩm thực tại góc bếp quê, giúp du khách dễ dàng thưởng thức các món ăn “ngon và lành” được chế biến từ nguyên liệu vốn có của nông trại.

TP Cần Thơ phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 1 điểm du lịch được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 1 điểm du lịch được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Còn tại Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Giọt Phù Sa, ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nghiên cứu sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo, trong đó có sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa đã đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao. Để nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, HTX đã quảng bá sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm chất lượng, tiện dụng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và khách du lịch.

Ông Lê Văn Tính, Phó chánh chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới TP Cần Thơ cho biết: UBND TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn. Mục tiêu đến năm 2025, phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn, địa phương phải phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương và 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.