| Hotline: 0983.970.780

Căng mình ''đánh án': [Bài II] 'Lá chắn thép' chặn đứng Covid-19

Thứ Năm 21/01/2021 , 14:05 (GMT+7)

Càng gần tết, nhập cảnh trái phép càng căng thẳng hơn bao giờ hết. Các chiến sĩ Biên phòng Bình Phước gác chuyện gia đình, đời tư, lao vào cuộc chiến chống hung thần Covid-19…

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Tấn tuần tra kiểm soát biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Tấn tuần tra kiểm soát biên giới.

Bước chân mòn lối trên thôn, bản...

Cứ đều đặn vào buổi chiều, bà con khu định cư 33, ấp Cần Dực, xã Lộc Thành, huyện biên giới Lộc Ninh lại thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lộc Thành “đi tận ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền vận động bà con chấp hành nghiêm quy chế biên giới và chấp hành tốt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Khu định cư 33 có 62 hộ dân sinh sống, đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp. Đặc biệt, khu vực này chỉ cách đường biên chưa đầy 3km. Vào mùa khô, trên những đoạn sông cạn, bà con thường qua lại biên giới để trao đổi hàng hóa hoặc làm thuê cho các nông trại, chưa kể không ít hộ có họ hàng bên kia tuyến biên giới.

Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang cận kề, kiều bào đổ về nước sẽ tăng đột biến, Đồn biên phòng Lộc Thành đang cùng bà con quyết tâm bảo vệ vững chắc tuyến biên giới.

Ông Lâm Lân (đồng bào Khmer), người có uy tín tại khu định cư 33 cho biết, ban ngày, mọi người trong thôn đi lên nương rẫy để làm việc nên có ít thời gian cập nhật thông tin về tình hình dịch Covid-19. Nhờ có cán bộ biên phòng thường xuyên về tuyên truyền, nhắc nhở nên mọi người không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, tâm lý ứng phó của người dân trong thôn chủ động hơn.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Thành tuyên truyền phòng chống dịch cho cư dân biên giới.
Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Thành tuyên truyền phòng chống dịch cho cư dân biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Thành tuyên truyền phòng chống dịch cho cư dân biên giới.

Bà con ở đây cũng chấp hành nghiêm quy định không qua lại khu vực biên giới, các gia đình đều ký cam kết về thực hiện phòng chống dịch bệnh, kịp thời thông báo cho chính quyền cũng như cán bộ Đồn Biên phòng Lộc Thành những trường hợp qua lại biên giới trái phép để xử lý theo quy định.

Được thành lập đã gần 1 năm, chốt kiểm soát dịch bệnh số 1 của Đồn Biên phòng Phước Thiện đặt ở khu vực nhạy cảm của huyện biên giới Bù Đốp. Đây là vị trí án ngữ nhiều con đường mòn đi lại của người dân để qua khu vực biên giới.

Trước đây, chốt là một túp lều bạt giữa rừng hoang vu, nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, chốt đã được xây dựng bán kiên cố bằng khung sắt, mái lợp tôn với diện tích rộng khoảng 20m2, nằm cách trung tâm xã gần 20km, cách đồn 7km. Mặc dù sống trong điều kiện thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất, không có sóng điện thoại, nhưng cán bộ, chiến sĩ nơi đây mỗi ngày băng hơn chục cây số đường rừng để tuần tra phát hiện, ngăn chặn người dân vượt biên trái phép.

Điểm chốt phòng dịch trên tuyến biên giới do đồn Biên phòng Lộc Thành kiểm soát.

Điểm chốt phòng dịch trên tuyến biên giới do đồn Biên phòng Lộc Thành kiểm soát.

Trung úy Trần Thanh Cường, chốt trưởng chốt số 1, Đồn biên phòng Phước Thiện cho biết, xác định công tác phòng chống dịch Covid-19 là cuộc chiến lâu dài nên cán bộ, chiến sĩ tại chốt luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, vất vả, bền bỉ và vững bước trên những tuyến đường tuần tra để giữ vững sự bình yên nơi vùng biên.

Gác lại đời tư…

Gần 15 năm gắn bó với ngành quân y, đây là lần đầu tiên Đại úy Trần Đức Thiện, cán bộ quân y đồn biên phòng Lộc Thành phải trải qua cuộc chiến với bệnh dịch nhiều nguy hiểm, cam go như vậy. Đáng nói hơn, để thực hiện tốt trọng trách đơn vị giao phó, trong lúc vợ anh sinh nở (ca khó, phải sinh mổ), anh phải tạm gác việc riêng cùng đơn vị đảm bảo sự bình yên trên tuyến biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Thành tuyên truyền phòng chống dịch cho cư dân biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lộc Thành tuyên truyền phòng chống dịch cho cư dân biên giới.

Đại úy Trần Đức Thiện chia sẻ: “Đóng quân trên địa bàn có đông người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhận thức và hiểu biết của bà con về căn bệnh này vẫn còn hạn chế, trong khi nguy cơ lây lan cao. Nhưng với tinh thần người lính quân y, chúng tôi sẵn sàng gác việc riêng, gia đình để chăm lo sức khỏe cho người dân trước dịch bệnh nguy hiểm”.

Tại đồn Biên Phòng Lộc Tấn, mặc dù nhận thức rất rõ về sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, nhưng chàng trai Nguyễn Chí Hoàng vẫn tình nguyện viết đơn tham gia nhập ngũ.

Trong thời gian tại ngũ, hơn ai hết, Hoàng đã thấu hiểu phần nào những gian khổ của lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu chống dịch. Để toàn tâm công tác, từ ngày nhập ngũ đến nay, Hoàng chưa một lần về nghỉ phép theo chế độ. Hoàng xem đây vừa là nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là niềm vinh dự, tự hào của người lính cụ Hồ đang ngày đêm giữ bình yên cho Tổ quốc.

Trung úy Trần Thanh Cường, chốt trưởng chốt số 1, Đồn biên phòng Phước Thiện tăng gia sản xuất.

Trung úy Trần Thanh Cường, chốt trưởng chốt số 1, Đồn biên phòng Phước Thiện tăng gia sản xuất.

Thiếu tá Nguyễn Đức Tuân, Trưởng Đồn Phước Thiện cho biết, Đồn Phước Thiện quản lý 13,315km đường biên giới vừa đất liền và đường sông với 3 cột mốc chính, 20 cột mốc phụ. Ngoài ra, trên địa bàn đồn quản lý có nhiều doanh nghiệp cao su, trang trại heo, mỗi ngày có hàng chục lượt người và phương tiện qua lại. Trước sự phức tạp của tình hình dịch bệnh, nguy cơ lây lan qua biên giới là rất lớn nên đơn vị luôn động viên cán bộ, chiến sĩ chủ động khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Thượng tá Trần Hữu Long, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lộc Thành cho biết, đơn vị đang triển khai 4 chốt chặn với 11 cán bộ, chiến sỹ luân phiên trực 24/24h để kiểm soát tình hình người dân qua lại khu vực biên giới. Mới đây, đơn vị đã phát hiện ngăn chặn kịp thời 4 vụ/11 người dân vượt biên trái phép, đưa đi cách ly y tế tập trung theo quy định.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.