| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục 'sự cố' cống Xuân Quan

Thứ Sáu 04/08/2017 , 07:15 (GMT+7)

Sau khi kiểm tra, phát hiện một số điểm lún, nứt không đảm bảo kỹ thuật tại dự án gia cố cửa ngoài cống Xuân Quan (xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), Cty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải đã báo cáo Tổng cục Thuỷ lợi và yêu cầu nhà thầu thi công khắc phục.

Gia cố cửa ngoài cống Xuân Quan

Cống Xuân Quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tưới cho 110.000 hecta diện tích canh tác, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người dân, các khu công nghiệp... trong hệ thống Bắc Hưng Hải.

07-33-21_img_1501470923737_1501483469461
Một số điểm lún, nứt tại dự án kè đã được sửa chữa, đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, do kênh dẫn cửa ngoài cống Xuân Quan là kênh đất, có độ chênh giữa bờ kênh và đáy kênh rất lớn (từ 15 đến 17m) do đó mái kênh không ổn định, thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở bờ tả, ảnh hưởng đến hiệu năng dẫn dòng.

Dự án kè gia cố trên toàn tuyến công trình từ sông Hồng đến cống Xuân Quan với tổng chiều dài 2.600 mét, tổng mức đầu tư khoảng 123 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ giúp khắc phục những tồn tại trên, nhằm giữ ổn định mái kênh, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và chống lấn chiếm. Nguồn kinh phí thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước do Bộ NN-PTNT quản lý, giao cho Cty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Đức Lư, GĐ Cty Bắc Hưng Hải cho biết: Đến nay, dự án đã kè được 558 mét kênh. Sau quá trình vận hành khai thác từ năm 2013 đến nay đã phát huy tốt tác dụng của công trình là ngăn chặn sạt lở mái bờ kênh, đảm bảo thiết kế dẫn nước của kênh.
 

Khắc phục tồn tại

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, công trình xuất hiện một số tồn tại cần phải sửa chữa, hoàn thiện. Cụ thể là mái đá trong khung vị trí C25 có hiện tượng mái xây bị sụt, lún nứt; phạm vi mái đá xây ở cao trình từ +2,30 đến +6,00 có hiện tượng xuất hiện các vết nứt nhỏ từ 3 đến 5 mm, ngắn.

Còn với gói thầu số 7 (hạng mục bờ tả kênh ngoài cống Xuân Quan từ C25t +14,59m đến C30T+13,53m dài 110,56 m) khởi công từ cuối tháng 7/2016. Qua 6 tháng sử dụng, hiện công trình ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỗ mái đã xây bị lún, nứt dăm nhỏ từ 3- 5 mm. Đồng thời, mặt phẳng chưa đảm bảo. Hiện gói thầu này chưa được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Ngay sau khi phát hiện, Cty Bắc Hưng Hải đã có công văn ngày 15/4/2017 yêu cầu nhà thầu khẩn trương sửa chữa các tồn tại trên.

Ngày 25/5/2017, Tổng cục Thuỷ lợi, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã kiểm tra và kết luận công trình thi công theo đúng thiết kế. Tuy nhiên mái đá xây còn một số chỗ bị lún, nứt, mặt phẳng chưa được đảm bảo. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu nhà thầu sửa chữa, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật. Trong thời gian mái đá chưa được sửa chữa, đã có những đợt mưa dài làm một số vị trí mái đá xây bị lún, nứt tạo hành hố nhỏ.

Quan sát thực tế tại hiện trường cho thấy, các vị trí, đoạn mái đá xây bị sụt, lún võng của gói thầu số 6 đã được nhà thầu khắc phục bằng biện pháp tháo dỡ toàn bộ mái đã xây; bổ sung mái kè bằng đá dăm, vữa sau đó thi công xây lát đá lại mái. Phần đường bê tông lún, nứt trên cơ (+6,0) được phá dỡ tôn bằng đá dăm và đổ bê tông lại, phạm vi dài 20 m. Các vị trí mái đá có vết nứt dọc đã được đục, mở rộng phạm vi vết nứt, nhấc bỏ các viên đá cũ và xây lát lại.

Còn tại gói thầu số 7, các vết nứt trên mái đá được khắc phục, sửa chữa bằng cách đục, mở rộng phạm vi nhấc bỏ các viên đá cũ và xây lát lại. Đồng thời, tường bên rãnh thoát nước theo thiết kế bằng gạch xây, nay được thay thế bằng tường bê tông cốt thép có thanh giằng bê tông cốt thép chống. Hiện nhà thầu đang thi công sửa chữa.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm