| Hotline: 0983.970.780

Khai thác mỏ làm sụt lún đường giao thông liên xã

Thứ Sáu 21/08/2020 , 16:27 (GMT+7)

Sự việc khai thác mỏ làm sụt lún đường xảy ra, chính quyền xã Phú Lạc và người dân đã căng dây cảnh báo an toàn cho người tham gia giao thông.

Chiều ngày 19/8, người dân tham gia giao thông trên tuyến đường liên xã Phú Lạc – Bản Ngoại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, đoạn qua mỏ sét cao lanh, xóm Phương Nam 2 xã Phú Lạc, do Công ty TNHH Khai Khoáng Bình Sinh khai thác, đã phát hoảng khi cả mặt đường bê tông dài hơn 20 mét, rộng 5 mét, dày 25cm đã bị gãy vỡ, lún nền. Đất dưới nền bê tông bị tụt xuống, biến mặt đường bê tông như mặt cầu bị nghiêng, nguy cơ trượt đổ xuống moong khai thác, làm cho các phương tiện cơ giới không thể đi qua.

Đất nền bị tụt xuống moong khai thác sét cao lanh, nên mặt đường bê tông bị treo lên như mặt cầu.

Đất nền bị tụt xuống moong khai thác sét cao lanh, nên mặt đường bê tông bị treo lên như mặt cầu.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền xã Phú Lạc cùng người dân xóm Phương Nam 2 đã căng dây, dựng cảnh báo ngăn các loại xe ô tô qua đoạn này, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Khu vực mỏ sét sao lanh (sét trắng) trải dài qua nhiều xóm tại xã Phú Lạc, nhưng nổi lên mặt đất lúa, đất trồng chè là thuộc xóm Phương Nam 2, xã Phú Lạc. Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã giao mỏ sét này cho Công ty TNHH Khai khoáng Bình Sinh tự đàm phán mua lại ruộng trồng lúa của dân và tổ chức khai thác từ năm 2019. Hiện tại, đã mở 2 moong lấy sét trắng (cao lanh), với diện tích rộng hơn 1ha, nơi đào sâu nhất khoảng 40.

Mở moong rộng và khai thác độ sâu, nên các nhà dân gần khu vực đều bị mất nước sinh hoạt

Mở moong rộng và khai thác độ sâu, nên các nhà dân gần khu vực đều bị mất nước sinh hoạt

Việc khai moong sâu để đào sét trắng, chỉ cách mặt đường bê tông liên xã và một số hộ dân khoảng hơn chục mét, đã gây nguy cơ sụt lún nghiêm trọng. Từ đầu năm 2020, nhiều vết nứt đã xé tường nhà Văn hóa thôn Phương Nam 2, tiếp đến là xe tải lớn vào chở sét, cũng làm nứt vỡ nhiều mặt đường bê tông, gây ra bức xúc cho người dân nơi đây.

Không chỉ gây ra lún nứt đường, nứt tường nhà văn hóa, nhiều hộ dân 2 xóm Phú Hòa và Phương Nam 2 xã Phú Lạc, đã phải sống trong tình trạng không có cả nguồn nước ăn. Đặc biệt có 5 nhà dân sinh sống sát cạnh moong, có nguy cơ bị sạt lở cao trong mùa mưa bão là các hộ: Trần Văn Hợp, Nguyễn Văn Đông, Lý Thanh Tùng, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Nam. Bởi những nhà dân này chỉ cách moong khai thác khoảng vài chục mét. Nên cứ có mưa lớn, người dân đã phải thay nhau thúc trực, đề phòng sạt lở.

Nhà dân gần sát moong khai thác sét cao lanh có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão

Nhà dân gần sát moong khai thác sét cao lanh có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão

Người dân địa phương, rất bất bình với việc khai thác mỏ sét cao lanh, vì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân, và còn phá hủy những con đường Nông thôn mới mà người dân đã hiến đất. 

Đến thời điểm hiện tại, Nhà Văn hóa thôn mới xây dựng khang trang trong năm 2018, cũng đã bị nứt toác tường, người dân sống gần moong khai thác thì luôn trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt, hầu hết các giếng nước khơi đều đã cạn kiệt, cùng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn của từng đoàn xe tải nối đuôi nhau chở sét vào ban đêm, đã phá tan bầu không khí yên bình nơi đây. Còn tuyến đường bê tông mới được nhà nước đầu tư hơn 5 tỷ đồng, hiện đã bị xe ô tô tải lớn xé nát, lún nứt nhiều đoạn… càng thêm phần bức xúc trong dân.

Nhà Văn hóa thôn Phương Nam 2 xã Phú Lạc mới xây xong 2018 đã bị lún nứt tường

Nhà Văn hóa thôn Phương Nam 2 xã Phú Lạc mới xây xong 2018 đã bị lún nứt tường

Một cán bộ xã Phú Lạc đã ngao ngán rằng: Nếu biết cấp trên cấp cho doanh nghiệp khai thác mỏ sét trắng này, chúng tôi sẽ chưa vội về đích Nông thôn mới , vì khai thác mỏ sẽ dẫn đến phá hỏng đường và gây ra nhiều hệ lụy với người dân sống gần mỏ, thì Nông thôn mới cũng chẳng còn ý nghĩa gì.

Thiết nghĩ tỉnh Thái Nguyên và các ngành chức năng cần kiểm tra hoạt động khai thác cũng như làm rõ quy trình cấp quyền khai thác mỏ sét Phương Nam 2 xã Phú Lạc đã được đánh giá tác động môi trường theo đúng trình tự pháp luật hay chưa? 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.