| Hotline: 0983.970.780

Khai thác tràn lan đất quặng, Cảnh sát Kinh tế vào cuộc

Thứ Năm 21/05/2020 , 11:45 (GMT+7)

Một vụ khai thác trái phép khoáng sản quy mô lớn trên địa bàn xã Bài Sơn (Đô Lương, Nghệ An) vừa bị cơ quan chức năng phát giác.

Địa điểm khai thác thuộc xóm 2, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Việt Khánh.

Địa điểm khai thác thuộc xóm 2, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Việt Khánh.

Bấy lâu nay, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Nghệ An đang xuất hiện nhiều lỗ hổng, qua đó hình thành nhiều điểm nóng. Một trong số đó là xã Bài Sơn, huyện Đô Lương.

Qua tìm hiểu, mặc dầu chưa được sự chấp thuận của cấp ngành chức năng nhưng các đối tượng đầu nậu và các hộ gia đình nơi đây vẫn bất chấp, ngang nhiên thực hiện hành vi phạm pháp.

Tình trạng trên kéo dài suốt thời gian dài đã làm hao hụt nguồn tài nguyên khổng lồ . Sự việc diễn ra ngay chốn thanh thiên bạch nhật khiến dư luận hết sức bất bình, thế nhưng chính quyền địa phương lại cố tình nhắm mắt làm ngơ.

Dù vậy “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, ngày 1/5 Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Nghệ An đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc khai thác đất lâm nghiệp tại khu vực xóm 2, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng ghi nhận có 3 máy xúc cùng hàng chục xe ô tô trọng tải lớn đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép. Nhìn xung quanh, một vùng đồi núi rộng lớn bị đào bới nham nhở, tan hoang. Ước tính hàng ngàn m3 tài nguyên đã bị cuỗm mất.

 
Ước tính hàng ngàn m3 đất đã bị múc đi. Ảnh: Việt Khánh.

Ước tính hàng ngàn m3 đất đã bị múc đi. Ảnh: Việt Khánh.

Ngay sau đó, Tổ công tác đã yêu cầu các chủ phương tiện di lý về bến xe huyện Đô Lương để phục vụ công tác điều tra, xác minh.

Trao đổi với PV NNVN, ông Phùng Thành Vinh, Bí thư Huyện ủy huyện Đô Lương khẳng định: “Huyện đã phối hợp để cùng tiến hành bắt giữ phương tiện vi phạm, hiện cơ quan công an đang lập án điều tra”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch UBND xã Bài Sơn cho biết: “Địa điểm khai thác có đất lâm nghiệp được giao cho 3 hộ dân tại xóm 2 (xóm Liên Sơn cũ – PV), bao gồm gia đình ông Nguyễn Thế Danh, Nguyễn Thế Năm và Hoàng Văn Thụ. Đặc thù là đất sỏi, nếu trồng cây thì không phát triển nên các hộ mong muốn bóc lớp đất nền, qua đó cải tạo lại mặt bằng cho phù hợp”.

Giãi bày của vị Chủ tịch xã Bài Sơn có lý, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân sâu xa. Theo những người am hiểu tường tận, sở dĩ các đối tượng “đầu nậu” bấp chấp đứng ra móc ngoặc, đấu nối trong lớp đất đồi được “bóc tách” có chứa nhiều thành phần quặng, một nguyên liệu làm phụ gia để sản xuất xi măng.

Nguyên liệu trên được vận chuyển cho Nhà máy Xi măng Sông Lam. Ảnh: Việt Khánh.

Nguyên liệu trên được vận chuyển cho Nhà máy Xi măng Sông Lam. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Quang cũng khẳng định, chính quyền địa phương không nắm được thỏa thuận, thống nhất giữa các bên: “Đất này có nhiều ưu điểm trong xây dựng, trước đây thường dùng để san lấp mặt bằng và làm đường giao thông trong xã, về sau cơ bản vận chuyển cho Nhà máy Xi măng Sông Lam (hoạt động vào năm 2016 – PV) đóng ngay trên địa bàn”.

Xin nói thêm về Nhà máy Xi măng Sông Lam, đơn vị trực thuộc Tập đoàn The Vissai. Theo công bố kết luận thanh tra chuyên đề của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN-MT), mặc dù được cấp 2 giấy phép khai thác đá vôi và đá sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại 3 xã Bài Sơn, Hồng Sơn, Văn Sơn của huyện Đô Lương nhưng quá trình hoạt động đơn vị này không tuân thủ chặt chẽ các bước.

Điển hình là chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản về sản lượng đã khai thác, sử dụng thực tế hàng năm; chưa hoàn thành xin giấy phép khai thác ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình…

Cần biết rằng, Nhà máy Xi măng Sông Lam đã 2 lần bị xử phạt hành chính số tiền hơn 400 triệu đồng do vi phạm về công tác bảo vệ môi trường.

Các phương tiện liên quan. Ảnh: Việt Khánh.

Các phương tiện liên quan. Ảnh: Việt Khánh.

Trở lại nội dung chính, đối tượng đầu nậu được xác định là Nguyễn Cảnh Ngọc, trú tại xóm 1, xã Bài Sơn.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, phía UBND huyện Đô Lương đã ban hành văn bản chỉ đạo, trong đó chỉ đích danh: “Làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch và cán bộ địa chính xã Bài Sơn”.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm