| Hotline: 0983.970.780

Khẩn cấp chống dịch

Thứ Hai 06/06/2011 , 09:23 (GMT+7)

Ngày 5/6, tại TP Sóc Trăng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị giao ban phòng chống dịch bệnh thủy sản các tỉnh có vùng nuôi thủy sản ven biển ở ĐBSCL, do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức.

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm, nghêu từ tháng 3 đến nay diễn biến nhanh, phức tạp, cuộc họp hội tụ đông đủ các cán bộ thủy sản địa phương các tỉnh ven biển cập nhật, phản ánh tình hình mới nhất; đồng thời bàn giải pháp khống chế, khắc phục.

Theo Cục Thú y, đến cuối tháng 5/2011, diện tích thả nuôi tôm cả nước 558.342 ha, trong đó tôm sú 547.390 ha, tôm chân trắng (TCT) 10.952 ha. Riêng vùng thả tôm tại 7 tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang) có 547.356 ha. Nhưng thiệt hại của 7 tỉnh này đã lên tới 52.470 ha, chiếm 9% diện tích tôm bị thiệt hại của cả nước.

TS Nguyễn Văn Hảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2:

Tôm chết trong đợt khảo sát không phải do tác nhân gây bệnh đốm trắng, đầu vàng hay các bệnh nguy hiểm đã biết. Tác nhân được xác định bước đầu là nhóm vi khuẩn ký sinh nội bào tế bào gan tụy của tôm nuôi. Hiện nay Viện đã gửi mẫu sang Đại học Arizona (Hoa Kỳ) xác định vi bào tử trùng và NHP. Sắp tới Viện mời chuyên gia Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các chuyên gia khác sang tư vấn. 

Theo phản ánh từ các địa phương có vùng nuôi tôm, nghêu bị chết, công tác phòng dịch, kiểm dịch con giống đang rất khó. Một số tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh thừa nhận chỉ quản lý con giống được 50-70%. Việc quản lý nguồn ngước thải ra từ các ao tôm cũng không thực hiện được. Khi dịch xảy ra không có hóa chất, không thể dập dịch ngăn chặn kịp thời, nguy cơ bệnh tôm có thể còn tiếp tục lây lan trên diện rộng. Vì vậy vấn đề đặt ra là nên khoanh vùng dập dịch, chống dịch thế nào? Làm sao bảo vệ vùng tôm với hơn 91% diện tích còn lại và gần 100.000 ha tôm sắp thả giống và làm thế nào xử lý “ổ dịch” trên phạm vi gần 53.000 ha để người dân khôi phục sản xuất, đặc biệt tái sản xuất nuôi tôm công nghiệp – khu vực sản xuất tạo ra sản lượng lớn?

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: “Ngay từ khi bộc phát dịch tôm chết tuy các địa phương sớm đưa ra giải pháp khống chế dịch nhưng chưa đồng bộ. Sắp tới Cục Thú y và các Chi cục Thú y sớm rà soát nắm rõ tình hình, xây dựng bản đồ dịch tễ để có cơ sở đưa ra biện pháp phòng chống dịch. Các cơ quan chuyên ngành địa phương chủ động tham mưu chính quyền các cấp triển khai các biện pháp chống dịch; tôm bệnh chết phải báo tin, không giấu diếm; ngăn chặn dịch lây lan, xử lý triệt để, khôi phục sản xuất ở vùng nuôi tôm. Về nuôi TCT là hướng đi có lợi, Bộ chủ trương cho phát triển cùng với tôm sú kể cả ở vùng ĐBSCL".

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Sầu riêng rụng quả non hàng loạt do sốc nhiệt

KHÁNH HÒA Nhiều diện tích sầu riêng ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đang thời kỳ quả non bị rụng hàng loạt do sốc nhiệt.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).