| Hotline: 0983.970.780

Kháng kháng sinh- mối đe dọa của toàn nhân loại

Thứ Bảy 19/11/2022 , 09:21 (GMT+7)

Khoảng 1,3 triệu người trên thế giới chết hàng năm do vi khuẩn kháng kháng sinh, chưa kể các mối đe dọa mà nó gây ra cho động thực vật, sinh thái và sinh kế.

 Một nghiên cứu gần đây cho biết, 40% gà ở Ấn Độ được tiêm thuốc kháng sinh gây ra các rủi ro cho con người và hệ sinh thái. Theo các chuyên gia, nếu không có hành động khẩn cấp đối phó trên quy mô toàn cầu, con số thiệt hại có thể tăng vọt. Ảnh: cseindia

 Một nghiên cứu gần đây cho biết, 40% gà ở Ấn Độ được tiêm thuốc kháng sinh gây ra các rủi ro cho con người và hệ sinh thái. Theo các chuyên gia, nếu không có hành động khẩn cấp đối phó trên quy mô toàn cầu, con số thiệt hại có thể tăng vọt. Ảnh: cseindia

Hiện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Sức khỏe động vật Thế giới (WOAH), được gọi là tổ chức bốn bên, đang tham gia vào sáng kiến ​​đối phó vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra cho con người, động vật, thực vật, hệ sinh thái và sinh kế.

Ước tính khoảng 1,3 triệu người trên khắp thế giới chết hàng năm do vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu không có hành động nào được thực hiện, con số thiệt hại có thể tăng vọt, khiến chi phí y tế công cộng cao hơn và đẩy nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Thuốc kháng sinh và các chất chống vi trùng khác đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của y học hiện đại và đã cải thiện đáng kể sức khỏe của con người và động vật. Tuy nhiên việc lạm dụng thái quá và sử dụng sai mục đích đã làm giảm hiệu quả của chúng, làm phát sinh nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng sống sót qua các loại thuốc chống vi trùng được thiết kế để thanh toán chúng.

Theo đó vấn đề nan giải hiện nay là khi vi khuẩn, virus, nấm mốc và ký sinh trùng không còn phản ứng với các chất chống vi trùng, do tình trạng kháng thuốc, thuốc kháng sinh và các chất chống vi trùng khác trở nên vô hiệu và bệnh dịch trở nên khó hoặc không thể điều trị, làm tăng nguy cơ lây lan, bệnh nặng và tử vong.

Thống kê của Liên Hợp quốc cho biết, hơn 1,3 tỷ người trên thế giới đang dựa vào chăn nuôi để kiếm sống và 20 triệu người khác có sinh kế phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Sự lây lan của các chủng mầm bệnh kháng thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân, vì nó làm gia tăng đói nghèo và thiệt hại rủi ro đối với động vật. Ngoài ra, các ứng dụng hiện nay cho cây trồng, cũng như việc xử lý không đúng cách các loại thuốc hóa học và hết hạn sử dụng cũng như chất thải từ các ngành công nghiệp và cộng đồng có thể dẫn đến ô nhiễm đất và nguồn nước làm lây lan tác nhân kích hoạt các vi sinh vật không mong muốn phát triển khả năng kháng chính các công cụ dùng để loại bỏ chúng.

Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc phát biểu: “Kháng kháng sinh đe dọa sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và an ninh lương thực, sự thịnh vượng kinh tế và hệ sinh thái trên toàn thế giới. Chính vì vậy thế giới cần hợp lực ngay bây giờ để ngăn chặn các bệnh kháng kháng sinh và giảm thiểu tác động của nó”.

Giám đốc Điều hành UNEP Inger Andersen cho biết. “Khủng hoảng khí hậu và kháng kháng sinh là hai trong số những mối đe dọa lớn nhất và phức tạp nhất mà thế giới hiện đang phải đối mặt. Cả hai đều trở nên tồi tệ hơn và có thể được cải thiện bằng hành động của con người”. 

Vấn nạn lây nhiễm bệnh dịch do kháng thuốc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, sức khỏe cộng đồng, hệ thống nông sản và hệ sinh thái ở mọi nơi đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy việc xử lý nó là trách nhiệm chung của tất cả cộng đồng, nhân loại. Đây cũng là lý do mà Liên Hợp quốc phát động chủ đề của Tuần lễ nâng cao nhận thức về Kháng kháng sinh Thế giới năm nay, bắt đầu từ hôm nay, mang tên “Cùng nhau Ngăn ngừa Kháng Kháng sinh”.

Nền tảng là một cách để nhân đôi nỗ lực tập thể nhằm cứu sống hàng triệu người và duy trì hiệu quả của thuốc chống vi trùng cho các thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách sử dụng chúng một cách bền vững. Nền tảng mới sẽ thu hút và trao quyền cho các bên liên quan trong Một sức khỏe một cách toàn diện, minh bạch để xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan công và tư nhân về tầm nhìn mới, phù hợp với Kế hoạch Hành động Toàn cầu và Kế hoạch Hành động Quốc gia.

(FAO.org)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.