| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa tập trung ứng phó với mưa lũ

Thứ Hai 19/10/2020 , 20:30 (GMT+7)

Ngày 19/10, UBND tỉnh Khánh Hòa đã công điện gửi các Sở, ngành, địa phương về việc tập trung ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

mưa

Vụ sạt lở kinh hoàng ở xóm núi, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa) vào năm 2018. Ảnh: KS.

Vụ sạt lở kinh hoàng ở xóm núi, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, TP Nha Trang (Khánh Hòa) vào năm 2018. Ảnh: KS.

Theo đó, trước tình hình mưa lũ diễn biến đặc biệt lớn, kéo dài nhiều ngày trên diện rộng đã gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu tại một số địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên làm nhiều người tử nạn, hàng chục người còn mất tích, chưa thể liên lạc được. Không những thế mưa lũ còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống, tài sản của người dân.

Trong khi đó, theo nhận định trong những ngày tới, mưa lũ còn diễn biến phức tạp, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên ở mức cao. Do đó, để hạn chế thiệt hại bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1411, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và đơn vị quản lý hồ tiếp tục theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ.

Đồng thời theo dõi kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc và tổ chức hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tránh trú an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và lồng bè thủy hải sản ven biển.

Đối với công tác ứng phó trên đất liền, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị chỉ đạo kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, các trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị tại các khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt sâu để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước. Rà soát các khu vực cầu, ngầm, tràn... thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt khi có mưa lũ để chủ động bố trí lực lượng hướng dẫn, chốt chặn nhằm đảm bảo an toản tính mạng, tải sản cho người dân khi có thiên tai xảy ra.

Bên cạnh đó, các Chủ đầu tư đang triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh yêu cầu các đơn vị thi công có phương án phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, người lao động và các hạng mục công trình đang thi công. Đồng thời thực hiện tháo dỡ các hạng mục thi công công trình gây ách tắc dòng chảy; rào chắn, cắm biển cảnh báo tại các khu vực thi công, hố móng công trình... nhằm đảm bảo, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Rà soát lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, các trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ", để sẵn sàng ứng phó với các tinh huống do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ. Bố trí bộ phận trực ban 24/24h để theo dõi tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ…

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.