| Hotline: 0983.970.780

Khốn khó như 'bọ giữ rừng': [Bài 2] Bảo vệ rừng đồng loạt bỏ việc

Thứ Năm 31/10/2019 , 09:04 (GMT+7)

Hàng chục cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa (LTKG) và Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn (LTTS) thuộc Cty TNHH Một thanh viên Lâm công nghiệp Long Đại (gọi tắt là Cty Long Đại) đã đồng loạt nghỉ việc.

Cuộc sống của những người BVR.

Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ hơn 50.000 ha rừng tự nhiên.
 

Áp lực càng đè nặng

LTKG được giao quản lý bảo vệ hơn 24.000 ha rừng tự nhiên chạy đường Hồ Chí Minh lên giáp biên giới Việt-Lào. Đây là nơi được đánh giá có mật độ che phủ cao với nhiều khu rừng nguyên sinh và tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm. Chính vì vậy, lâm tặc luôn nhòm ngó và nhiệm vụ BVR càng nóng bỏng.

Ông Ngô Hữu Thành, Giám đốc LTKG cho biết: "Cuối năm 2018, đơn vị có 33 cán bộ chuyên trách BVR. Nhưng chỉ mới hơn nửa năm nay, đã có 6 cán bộ giữ rừng đã lần lượt xin nghỉ việc".

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Tổ trưởng Tổ cơ động (thuộc LTKG), thời gian qua, việc chi trả tiền lương cho cán bộ BVR vừa thấp vừa rất chậm trễ. Chính lý do này khiến nhiều người bảo vệ chuyên trách của lâm trường đi đến quyết định phải nghỉ việc giữa chừng. Trong số những người xin nghỉ việc có người đã làm công tác giữ rừng hơn mười năm, có người chỉ mới một vài năm. "Thậm chí có người đang là trạm trưởng một trạm bảo vệ rừng cũng xin nghỉ việc".

Tại LTTS, cán bộ BVR nghỉ việc đồng loạt cũng đang làm khó khăn thêm nhiệm vụ của đơn vị.

12-13-39__1-_trm_bvr
Một trạm BVR của LTTS.

Ông Châu Ngọc Dương, Giám đốc LTTS cho biết, đơn vị được giao bảo vệ gần 32.000 ha rừng, lực lượng nhân viên hợp đồng chuyên trách BVR có 34 người. Từ đầu 2018, bắt đầu có việc nhân viên hợp đồng BVR xin nghỉ việc. Đến tháng 9/2019, đã có 8 người xin nghỉ hẳn. Đây là việc chưa từng xảy ra từ khi lâm trường được thành lập cho đến nay.

Theo ông Dương, hiện hệ thống chốt, trạm BVR của đơn vị có 14 điểm. Nơi xa nhất là Trạm U Bò, cách lâm trường hơn 30 km. Vì không có đủ nhân lực nên chỉ bố trí mỗi chốt, trạm có 2 người.

Tình trạng nghỉ việc đồng loạt của nhân viên giữ rừng đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý và BVR của các lâm trường. Nghiêm trọng hơn là việc các lâm trường không đủ người để BVR.

Theo ông Lương Sỹ Trình, Giám đốc Cty Long Đại thì trước đây, các lâm trường có đủ hợp đồng BVR thì còn ở định mức mỗi người bình quân chỉ bảo vệ hơn 700 ha rừng.

Nhưng khi nhân viên nghỉ việc nhiều, mỗi người còn lại sẽ phải gánh thêm vài trăm ha nữa. Tổng cộng mỗi người phụ trách đến 1.400 ha rừng. "Với các lâm trường có chức năng bảo vệ diện tích rừng tự nhiên lớn thì một người nghỉ việc sẽ để lại một khoảng trống lớn. Vì vậy, phải san thêm trách nhiệm cho những người khác. Công tác BVR vì vậy sẽ càng áp lực và khó khăn hơn", ông Trình nói.
 

Nghỉ việc vì bị nợ lương?

Trạm BVR số 8 (thuộc LTTS) được bố trí cách lâm trường hơn 10 km. Nhà thưng vách gỗ và lợp tôn. Nhân viên Nguyễn Văn Tuấn vừa đi tuần rừng về ngồi nhóm bếp củi nấu cơm. Anh tâm sự: "Ngoài lương ra không có khoản hỗ trợ nào khác. Lương thì cũng không vượt qua 5 triệu đồng/tháng và bị chậm khiến cho đời sống anh em đã khó khăn lại càng khó khăn thêm". Khi tôi hỏi có dành dụm được đồng nào đưa cho vợ không, anh Tiến bối rối một lúc rồi nhỏ nhẹ: "Nếu bóp mồm, bóp miệng thì cũng đưa cho vợ được khoảng 1,5 triệu nuôi con".

12-13-39__3-_luc_luong_bvr
Lực lượng BVR của LTTS đang tuần tra.

Có giai đoạn suốt 6 tháng liền (từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019), cán bộ BVR ở lâm trường không được nhận tiền lương nào vì lâm trường không có tiền mà trả.

Theo ông Dương, tiền trả lương cho công nhân lâu nay nằm ở nguồn tiền hỗ trợ bảo vệ rừng theo QĐ số 2242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nguồn tiền này do Bộ Tài chính chủ chi. Nhưng khoản tiền này luôn được giải ngân chậm dẫn đến hệ quả các lâm trường nợ lương công nhân.

Kết thúc nhiệm vụ BVR năm 2018, Cty Long Đại phải nhận được số tiền chi trả theo quy định. Nhưng thực tế đến thời điểm tháng 10/2019, Bộ Tài chính mới thực hiện chi trả được 70% tổng số tiền. "Số tiền mà chúng tôi được nhận để chi trả cho nhiệm vụ BVR năm 2018 đang còn treo hơn 3 ty đồng", ông Trình nói.

Tương tự, tại Cty TNHH Một thành viên Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (Cty Bắc Quảng Bình), số tiền bị treo cũng trên tỷ đồng. Ông Trần Quang Đảm, Giám đốc Cty Bắc Quảng Bình cho hay, để anh em có lương chi tiêu, đơn vị phải vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng chi trả. "Qua gần một năm, số lãi vay ngân hàng cũng trên 100 triệu đồng. Chúng tôi không biết xoay xở đâu ra chừng đó tiền để bù vào. Nếu không vay để trả lương cho anh em thì làm sao được. Đụng vào là thấy khó", ông Đảm nói.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN lâm nghiệp và nhiệm vụ BVR, Chính phủ đã có Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, quy định rõ mức hỗ trợ cho cán bộ bảo vệ rừng là 300.000 đồng/ha/năm (mức cũ là 200.000 đồng/ha/năm). Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định này cũng chưa được thông suốt.

Ông Trần Quảng Đảm, Giám đốc Cty Bắc Quảng Bình cho biết, đầu tháng 3/2019, đơn vị đã có văn bản gửi Bộ Tài chính để hỏi cụ thể tiền hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm bảo vệ rừng tự nhiên có được hưởng từ 1/1/2019. Phúc đáp, Bộ Tài chính hướng dẫn Cty hỏi Bộ NN-PTNT và Bộ KH-ĐT. Trong CV trả lời Cty do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) trả lời: "Đề nghị Công Cty báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định về mức khoán bảo vệ rừng tự nhiên cụ thể của Công ty".

Trao đổi với PV, ông Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết đã có chi trả một phần, những phần còn lại sẽ giao Sở Tài chính, Sở KH- ĐT xem xét đề xuất. Đến tháng 10, UBND tỉnh đã cho các Cty Long Đại, Cty Bắc Quảng Bình ứng 60% tổng số tiền BVR năm 2019. Tuy nhiên, chỉ áp dụng mức 200.000 đồng/ha/năm. Các đơn vị này cũng phải “chế” số tiền được nhận để trang trải nợ của năm 2018.

12-13-39__4-_vu_ph_rung
Vụ phá rừng gỗ lớn xảy ra năm 2019 tại Quảng Bình.

Lương thấp, bị chậm trả lương dài ngày, cán bộ bảo vệ rừng không đủ tiền nuôi sống gia đình nên phải chọn phương án nghỉ việc để tìm công việc khác. Ông Lương Sỹ Trình cũng chia sẻ rằng, những người hợp đồng BVR dù có tâm huyết với rừng đến mấy thì cũng bị áp lực của "cơm gạo áo tiền" đè lên buộc phải chọn giải pháp khác. Khi họ cũng không mấy hy vọng đời sống được cải thiện thì khó giữ chân của họ. "Khi nghỉ việc họ còn trong độ tuổi xuất khẩu lao động, có sức khỏe làm được những việc khác có thu nhập cao hơn nhiều", ông Trình nói.

Một nghịch lý là người khỏe mạnh thì xin nghỉ việc, còn lại người lớn tuổi và sức khỏe hạn chế thì phải cáng đáng thêm nhiệm vụ. Nhiều lần các đơn vị tuyển người để tăng cường cho lực lượng BVR nhưng cùng rất khó. "Nhiều khi buộc chúng tôi phải hạn thấp tiêu chuẩn về trình độ, năng lực để tạm tuyển cho đủ quân số trực tiếp làm việc tại các chốt, trạm BVR của đơn vị", ông Trình nói thêm.

Qua những vụ phá rừng nghiêm trọng ở Quảng Bình gây xôn xao dư luận thời gian qua cũng là bài học kinh nghiệm. Ông Trần Quang Đảm nhấn mạnh: "Chỉ khi lực lượng bảo vệ rừng được bảo đảm cuộc sống, thì việc bảo vệ những cánh rừng mới đạt hiệu quả cao nhất".

Theo ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có gần 552,000n ha rừng các loại, trong đó có 270.000 ha rừng có nguy cơ xâm hại cao. Quảng Bình cũng đã xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý BVR và giao nhiệm vụ từ năm 2016 cho các đơn vị với diện tích gần 191.500 ha, giá trị gần 59 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua các năm, số tiền chi trả luôn bị chậm từ 6-9 tháng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm